Nhóm 18 lao động cuối cùng bị ngược đãi tại Algeria về nước

Sau những ngày chờ đợi trong tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi, nhóm 18 lao động cuối cùng trong số 49 lao động do Công ty cổ phần Simco Sông Đà cử tuyển sang Algeria làm việc liên quan đến vụ việc bị nhà thầu Trung Quốc hành hung, bỏ đói, đã rời Alger về nước chiều 25/11.
Đúng ra nhóm 18 người này đã lên đường về nước từ ngày 20/11 vừa qua nhưng do những trục trặc trong việc đặt vé của Công ty Simco Sông Đà nên đã phải lùi lại đến ngày 25/11.
Nhóm lao động này về nước theo hành trình Alger-Doha-Bangkok-Hanoi, khởi hành từ Alger lúc 15 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 21 giờ 30 phút giờ Hà Nội) ngày 25/11 trên chuyến bay QR-1380 và dự kiến sẽ về đến sân bay Nội Bài lúc 14 giờ 40 phút ngày 26/11 trên chuyến bay mang ký hiệu QR-834.
Trước đó vào ngày 20/11 vừa qua, nhóm thứ hai gồm 18 người cũng đã về nước theo hành trình trên.
Như vậy tất cả 49 lao động của Công ty Simco Sông Đà bị nhà thầu Trung Quốc là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đông Nhất Giang Tô ngược đãi tại công trường xây dựng tỉnh Kenchela, cách thủ đô Alger 450km về phía Nam đã về nước. Đối với 7 lao động có nguyện vọng muốn ở lại tiếp tục làm việc được ký phụ lục hợp đồng với định mức khoán mới.
Để đưa 49 lao động trên về nước theo nguyện vọng, Công ty Simco Sông Đà phải chuyển tiền bồi thường với mức phí là 1.700 USD/người cho phía đối tác Trung Quốc, với số tiền tổng cộng lên tới hơn 80.000 USD. Đây là số tiền mà chủ sử dụng lao động Trung Quốc bắt mỗi lao động Việt Nam phải bồi thường số tiền trên do chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Công ty Simco Sông Đà sẽ ứng trước khoản tiền này để trả cho người lao động, cộng với chi phí mua vé máy bay khoảng từ 600 - 650 USD/người cho những lao động có nguyện vọng về nước.

18 công nhân trở về nước ngày 25/11. (Ảnh: Thanh Bình/Vietnam+)
18 công nhân trở về nước ngày 25/11. (Ảnh: Thanh Bình/Vietnam+)
Đậu Hoàng Anh ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, một trong hai lao động bị nhà thầu Trung Quốc hành hung và cũng là người được Simco Sông Đà đưa sang để quản lý số lao động trên cho biết được đoàn tụ với gia đình ai cũng thích, nhưng rất buồn vì đã không bảo vệ được quyền lợi cho anh em.
Hoàng Anh nói: "Tôi đã từng đi xuất khẩu lao động tại 7 nước, nhưng chưa bao giờ bị chủ đối xử tồi tệ như lần này. Sau những việc đã xảy ra, tôi chỉ muốn được đoàn tụ cùng gia đình."
Hoàng Anh bày tỏ mong muốn Công ty Simco Sông Đà hỗ trợ cho anh em về nước tìm được đơn hàng khác để anh em có điều kiện được đi làm việc để cải thiện kinh tế gia đình, vì hoàn vảnh của nhiều người cũng rất khó khăn.
Anh Vũ Đang, quê Mê Linh, Hà Nội, tâm sự:  gia đình anh thuộc hộ cận nghèo. Đây là lần đầu tiên đi xuất khẩu lao động. "Khi đi, tôi đã phải đóng cho công ty tổng cộng 47,7 triệu đồng. Gia đình tôi phải vay 40 triệu đồng. Sau vụ hai lao động bị hành hung, tôi vẫn có ý nghĩ ở lại để tiếp tục làm việc nhằm kiếm tiền giúp gia đình trả nợ. Nhưng chủ Trung Quốc đã đối xử với chúng tôi quá đáng không cho chúng tôi ăn còn đe dọa đánh, nên sợ quá chúng tôi đành phải về."
Anh Đang cho biết ngày nào vợ cùng 3 con ở nhà cũng đều liên lạc với anh và bảo về vì còn người là còn của. Anh Đang khẳng định phía người lao động không sai vì trong hợp đồng ghi là làm việc công nhật, khi xảy ra bất đồng, phía chủ sử dụng cũng không đàm phán cụ thể là mức như thế nào và còn bỏ đói và đánh đập anh em lao động.
Nguyễn Văn Đức ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho biết, trong tổng số 48 triệu đồng đóng cho công ty, gia đình phải vay 20 triệu và bày tỏ rất mừng vì được về nhà nhưng chưa biết phải làm thế nào để trả được khoản vay trên.
Trước đó, ngày 5/10 vừa qua, các công nhân Việt Nam tại Algeria đã kêu cứu vì bị chủ sử dụng lao động là công ty Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) đánh đập. Họ là 55 công nhân Việt Nam do công ty Simco Sông Đà cử tuyển sang quốc gia Bắc Phi này làm việc cho nhà thầu Trung Quốc nêu trên tại một công trường xây dựng thuộc tỉnh Khenchela, cách thủ đô Alger hơn 460km về phía Đông.
Theo các công nhân Việt Nam, hợp đồng lao động mà họ đã ký là làm theo công nhật được trả lương tháng nhưng khi sang đến bên này thì lại bị phía chủ Trung Quốc ép chuyển sang làm khoán.
Các công nhân Việt Nam không đồng ý, phản đối và điều này đã dẫn đến việc họ bị phía nhà thầu Trung Quốc hành hung vào tối ngày 16/9 vừa qua, làm 2 công nhân bị thương là Đậu Hoàng Anh và Đào Ngọc Cường./.
Theo VIETNAM+

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.