Tuyên truyền về an toàn giao thông phải đi kèm với chế tài xử phạt

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT), hôm nay (15/11), lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT sẽ được tổ chức tại nhiều địa phương..  
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) Khuất Việt Hùng cho biết, sự kiện này không chỉ nhằm chia sẻ nỗi đau do TNGT đã gây ra cho xã hội mà còn chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa với mong muốn tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách UBATGTQG. Ảnh: Mạnh Hưng
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT QG. Ảnh: Mạnh Hưng
Hoạt động tâm điểm trong công tác truyền thông, giáo dục
Phóng viên (PV): Qua 4 năm tổ chức, sự kiện tưởng niệm nạn nhân TNGT nói riêng cũng như các hoạt động tuyên truyền về ATGT nói chung đã có tác động thế nào đến chuyển biến ý thức của người tham gia giao thông, thưa đồng chí?
Ông Khuất Việt Hùng: Đầu tiên, chúng ta có thể nhìn thấy kết quả qua các con số thể hiện TNGT đã được kiềm chế và kéo giảm. Không chỉ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 TNGT giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) so với giai đoạn 2006-2010, mà năm 2015 những con số này cũng giảm sâu so với năm 2011. Để có được kết quả này, nhiều giải pháp đã được thực hiện, trong đó, việc hưởng ứng Ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT như một tâm điểm về truyền thông, giáo dục, xây dựng ý thức của người tham gia giao thông. Lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm phát đi thông điệp muốn chia sẻ mất mát, đau thương, thiệt hại mà TNGT gây ra. Khi đã nhìn thấy hậu quả của TNGT giúp mỗi người nhận thức rõ hơn giá trị cuộc sống, từ đó, đóng góp rất quan trọng vào việc hình thành ý thức, văn hóa tham gia giao thông và kéo giảm TNGT. Có thể thấy, các hoạt động tưởng niệm được tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã dần đi vào cuộc sống, giúp thông điệp được chuyển tải “thấm” đến từng người dân trong xã hội.
PV: Bên cạnh tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà, UBATGTQG còn có hoạt động thiết thực nào góp phần giảm bớt nỗi đau của những nạn nhân bị TNGT và gia đình họ?
Ông Khuất Việt Hùng: UBATGTQG tổ chức các đoàn thăm hỏi đến gia đình nạn nhân TNGT có hoàn cảnh khó khăn. Qua hoạt động này, chúng tôi mong muốn chuyển tải thông tin về những hoàn cảnh khó khăn đến xã hội để mọi người biết đến, kết nối, chia sẻ; tạo hiệu ứng lan tỏa để những tấm lòng hảo tâm có thể hỗ trợ cho họ. Hiện nay, một số mạng xã hội, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp đã hình thành nên quỹ hỗ trợ cho những hoàn cảnh không may mắn. UBATGTQG đã và đang thực hiện chương trình “Vòng tay nhân ái chia sẻ nỗi đau TNGT”, qua đó tiếp nhận hỗ trợ của doanh nghiệp để có học bổng, sổ bảo hiểm dành cho người thân của nạn nhân không may tử vong vì TNGT; nhất là các cháu đang ở độ tuổi đến trường để các cháu có cuộc sống ổn định, có cơ hội học tập, trưởng thành.
Đoàn đến thăm hỏi, tặng quà gia đình chị Nguyễn Thị Thủy(xóm Tân Khánh, xã Nghĩa Khánh) có chồng và con mất do tai nạn giao thông
Thăm hỏi, tặng quà gia đình chị Nguyễn Thị Thủy(xóm Tân Khánh, xã Nghĩa Khánh) có chồng và con mất do tai nạn giao thông. (Ảnh minh họa).
Chế tài đích đáng góp phần thay đổi hành vi
PV: Có ý kiến cho rằng, để nâng cao ý thức người tham gia giao thông tuyên truyền, vận động là chưa đủ mà cần tăng nặng các chế tài xử phạt. Quan điểm của đồng chí về vấn đề này như thế nào?
Ông Khuất Việt Hùng: Phải nhìn nhận rằng, quy định pháp luật nhằm tạo ra điều kiện, môi trường an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông. Hành vi vi phạm quy định đe dọa đến sự an toàn phải có chế tài xử phạt. Theo tôi, chế tài phải bảo đảm 3 chức năng, thứ nhất là xử phạt, thứ hai là phải bảo đảm sức răn đe, thứ ba là chức năng giáo dục. Xử phạt mà không đủ sức răn đe thì không có tác dụng. Mục tiêu của xử phạt không phải lấy tiền phạt mà lan tỏa tác động của nó đến xã hội để cảnh báo những người tham gia giao thông, giúp họ luôn luôn nhớ rằng tham gia giao thông phải thực hiện quy định của pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Cho nên chúng ta không nên nói chuyện chế tài nặng hay nhẹ mà cần phải đích đáng.
PV: Thời gian tới UBATGTQG có định hướng nào để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT?
Ông Khuất Việt Hùng: Công tác tuyên truyền là thường xuyên, liên tục và không bao giờ có điểm dừng. Ai cũng biết, ai cũng hiểu rằng ý thức của người dân quyết định hành vi của họ. Vì vậy, khi đã có quy tắc giao thông phải làm sao để người dân biết, làm theo. Trong thời gian qua, chúng ta đã làm khá tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, ví như giáo dục pháp luật trong hệ thống trường học; phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội để tuyên truyền về ATGT. Việc tuyên truyền trên kênh đại chúng đã được thực hiện tích cực. Tuy nhiên, tuyên truyền với các nhóm đối tượng, người dân vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc cần phải tăng cường hơn nữa. Mục tiêu của giáo dục là thay đổi hành vi, thực hiện được điều đó phải kết hợp nhiều yếu tố; không chỉ phổ biến quy định pháp luật mà còn phải thông báo về chế tài, chỉ cho người ta thấy vi phạm sẽ bị phạt như thế nào, nhất là gây hậu quả, tai nạn. Bên cạnh công cụ truyền thông mang tính đại chúng cũng cần phải kết hợp tuyên truyền bằng trực quan, lưu động, để trao đổi, phổ biến, hướng dẫn về các quy tắc để bảo đảm ATGT… Việc tăng cường đưa thông tin, tuyên truyền về hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng đến người dân để họ biết môi trường tham gia giao thông có lực lượng này đang bảo vệ sẽ giúp người dân nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành khi tham gia giao thông. Và như vậy chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật mới được nâng lên.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo QĐND

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.