"Bác sỹ" công nghệ

(Baonghean) - Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, giờ đây điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã không còn là mặt hàng hiếm. Theo đó, nghề sửa chữa điện thoại di động cũng phát triển…

Anh Hoàng cẩn thận
Anh Hoàng cẩn thận "bắt mạch" cho một chiếc điện thoại thông minh.

Tôi có dịp “mục sở thị” quá trình làm nghề của những người thợ sửa điện thoại, gần đây nhất là lần... thứ 3 tới để thay mặt kính của máy bị vỡ. Ông thợ “ruột” niềm nở tiếp tôi là anh Đàm Đắc Hoàng, chủ một cửa hàng nhỏ ở phường Hưng Bình, TP. Vinh, chuyên sửa và thay mới những lỗi liên quan đến màn hình của các thiết bị công nghệ thông minh.

Vì đã “quen mặt” khách nên anh “khuyến mại” cho tôi, chỉ tính mức giá bằng 3/4 giá của lần thay màn hình đầu tiên. Tính giá này anh vẫn sẽ có lãi khoảng 200.000 đồng.

Anh cười vui: “Không phải tôi tính giá đắt cho khách hàng. Mà khoản tiền ấy như là “chi phí rủi ro” mà người thợ phải bỏ ra. Nhìn thì đơn giản, nhưng đây lại là công việc phải gánh mức độ rủi ro khá cao so với những ngành nghề kinh doanh tương tự”.

Anh Hoàng cho biết, việc thay màn hình của một chiếc điện thoại thông minh khá phức tạp và yêu cầu người thợ phải khéo tay, kiên nhẫn, nhất là những máy đời cao, màn hình rộng. Chính vì thế, “tai nạn nghề nghiệp” xảy ra thường xuyên.

Anh chỉ cho tôi một “bệnh nhân” đang nằm trên bàn chờ sửa: “Đấy anh xem, như con Iphone 6 này. Hôm khách hàng đem đến thay mặt kính, mình không xem xét kỹ nên khi thay xong kiểm tra lại thì xuất hiện “điểm chết”, tức máy bị liệt cảm ứng ở một số vị trí. Để thay các loại mặt kính của những dòng điện thoại cao cấp này, mình đã phải đầu tư máy ép bao gồm cả máy hơi, máy chân không, hấp và ép lên tới 400 triệu đồng, lãi chẳng là bao nhưng vẫn phải bỏ túi để thay bộ cảm ứng mới cho khách. Sản phẩm làm ra phải hoàn hảo thì mới giữ được khách”.

Anh Hoàng đến với nghề sửa chữa điện thoại di động rất tình cờ. Hơn 10 năm trước, trong một lần vào TP. Vinh, nhận thấy đây là nơi có nhiều cửa hàng bán điện thoại di động nhưng thợ sửa rất ít. Nhiều người khi gặp phải rắc rối với chiếc điện thoại của mình mà chẳng biết tìm đến ai cậy nhờ, nhất là khi thời hạn bảo hành chính hãng đã hết.

Nhận thấy cơ hội làm ăn tiềm năng, anh quyết định trở về Hà Nội tìm đến một số trung tâm dạy nghề. Bởi theo anh, mỗi trung tâm sẽ có những “bí kíp” riêng không thể truyền dạy mà phải để lại giữ thương hiệu, nên anh phải theo học nhiều trung tâm để đến khi ra nghề “bắt bệnh” điện thoại một cách chính xác nhất.

Theo anh, cái khó của nghề này là  các dòng điện thoại phát triển với tốc độ nhanh, khi học thì cũng chỉ được học những kiến thức cơ bản nhất của các dòng sản phẩm có mặt trên thị trường thời điểm đó. Điều này buộc những người thợ phải thường xuyên cập nhật thông tin.

“Mỗi dòng sản phẩm mới ra đời, mình đều phải tìm hiểu trên website chính thức của hãng, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn công nghệ... Như thế mình mới không lạc hậu, mới bắt kịp hơi thở công nghệ” - anh Hoàng chia sẻ.

Anh đùa vui: Không ít người bảo nghề sửa điện thoại được “Ngồi mát ăn bát vàng”, bởi người làm nghề chủ yếu suốt ngày ở trong nhà, khi thiếu bất cứ linh kiện gì thì gọi điện sẽ có người mang đến. Tuy nhiên, khi theo nghề mới biết nó không đơn giản chỉ có vậy. Gần như chẳng có nghề nào lại “ngốn” nhiều thời gian như nghề sửa chữa điện thoại, mỗi ngày người thợ phải làm việc ít nhất 14 tiếng; thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao, hơ, khò, soi kính hiển vi... đủ cả.

Thế mà nhiều khi ngồi cả ngày đến “gãy” cả lưng vẫn chưa “bắt được bệnh”, thế nên dù đã về nhà rồi vẫn thấp thỏm không yên, lại đành ra cửa hàng để giải quyết nốt cho kịp trả hàng sớm cho khách.

Nghe anh Hoàng chia sẻ mới biết, làm “bác sỹ” công nghệ quả không hề dễ dàng. Nhưng anh rất yêu nghề. Hơn 10 năm qua, không biết bao nhiêu đời máy cũ mới đã qua tay anh, được anh sửa chỉn chu, tiết kiệm chi phí thay mới và mang lại sự kết nối cho nhiều người.

Thêm vào đó, nghề không chỉ tạo cho anh thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng mỗi tháng, giúp nuôi sống gia đình mà còn mang lại việc làm ổn định cho 5 kỹ thuật viên khác, ai cũng với mức thu nhập khá.

Cảnh Nam

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.