"Săn" hàu đặc sản bên dòng Mai Giang

(Baonghean) - Tảng sáng, đôi bên dòng Mai Giang đã nhộn tiếng người í ới gọi nhau. “Là mấy bà, mấy chị đi lấy hàu, thi thoảng cất tiếng lên cho đỡ quạnh vắng ấy mà” - bà Nguyễn Thị Tho (làng Đông Triều, xã Quỳnh Dị, TX. Hoàng Mai) vừa khéo léo tách những vỏ hàu dày cộp, vừa nói.
Bà Tho là một trong những người có thâm niên trong nghề “săn” hàu bên dòng Mai Giang. Gần chục năm gắn bó với nghề, bà thuộc từng luồng lạch dòng sông, biết chắc ghềnh đá nào có nhiều hàu bám, nắm vững cách “lích” lưỡi hái vào vị trí nào để bật gọn gàng thứ vỏ thô ráp, cứng rắn và  nhẹ nhàng lấy phần thịt hàu trắng sữa tươi ngon. 
Bà Nguyễn Thị Tho đang mải miết cạy hàu.
Bà Nguyễn Thị Tho đang mải miết cạy hàu.
Bà Tho kể: “Từ xưa, người dân nơi đây đã sớm biết thưởng thức hàu rồi. Thời điểm nông nhàn, dịp nghỉ trăng, đàn bà, con gái, trẻ nhỏ trong các xóm, làng lại rủ nhau đi lấy hàu. Đây là hàu tự nhiên, sống bám rất nhiều dọc các ghềnh đá, chân mố cầu ven sông. Trước đây chủ yếu lấy về cho gia đình ăn thôi, bán chẳng được mấy đồng. Độ vài năm lại nay, hàu thành đặc sản, giá cả ngày một đắt đỏ, giờ chúng tôi đi lấy hàu để nhập cho các nhà hàng, khách sạn lớn là chủ yếu chứ làm gì dám để nhà ăn”.
Mỗi ngày, bà Tho khai thác được trung bình khoảng 5 - 7 kg hàu sống đã tách vỏ, giá bán tại chỗ giao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg tùy thời điểm và tùy kích cỡ của thịt hàu, mỗi ngày cho thu nhập ít nhất cũng khoảng 500.000 đồng. Công cao thế, nên vào mùa hàu trong năm (kéo dài từ tháng 9 (âm lịch) năm nay đến qua tháng Giêng năm sau), mấy làng quanh vùng Quỳnh Dị, Quỳnh Phương … nhộn nhịp nghề lấy hàu.
Phụ nữ và trẻ nhỏ thì “săn” hàu dọc đôi bờ Mai Giang, soi kỹ từng ngóc ngách ghềnh đá, cột, mấu …; đàn ông, thanh niên trai tráng thì chuyên cần lặn sông, tìm đến các dải đá vôi nằm rải rác dưới lòng Mai Giang để cạy từng tảng hàu mang lên thuyền. Dụng cụ lao động rất đơn sơ, chỉ là chiếc lưỡi hái nhỏ gọn trong lòng bàn tay để nạy hàu, thêm chiếc túi lưới đan mắt nhỏ quấn quanh bụng để đựng thành phẩm là đã đủ cho một buổi lặn sông. 
Dụng cụ cày hàu là một lưỡi hái nhỏ gọn.
Dụng cụ cày hàu là một lưỡi hái nhỏ gọn.
Anh Trần Văn Khê (43 tuổi)  - người có "thâm niên" làm nghề lấy hàu đã 6 năm nay cho biết: "Nghề vất vả nhất vào mùa Đông, tiết trời mưa rét dầm dề nhưng muốn có hàu ngon thì phải chịu khó lặn sâu, bơi xa. Trước khi lặn, anh và nhiều “đồng nghiệp” khác có bí quyết là uống một hơi nước mắm cốt để tránh hàn, giảm lạnh, giữ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Mặt khác, một ngày cũng chỉ có vài tiếng đồng hồ khi con nước ròng, tức là thủy triều chưa lên, xuống, nếu không quan sát kỹ mà nhằm lặn lúc thủy triều biến đổi thì có lặn sâu mấy cũng công cốc, lại nguy hiểm". 
Mỗi ngày lặn sông, anh Thọ thu về khoảng hơn 10 kg hàu chưa tách vỏ, cho thu nhập khoảng 500.000 – 600.000 đồng, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. “Nghề phụ mà cho thu nhập chính, nhưng làm ngày nào biết ngày đấy thôi, bởi hàu tự nhiên ngày một hiếm do con người khai thác nhiều quá. Vả lại, sông nước mênh mông, bọn tui lặn không bảo hiểm, trong khi nước sông ngày càng ô nhiễm, nhiều khi nghĩ mình cũng… liều” – anh Khê tâm sự.
Những con hàu đã tách vỏ như thế này sẽ trở thành đặc sản trên bàn tiệc.
Những con hàu đã tách vỏ như thế này sẽ trở thành đặc sản trên bàn tiệc.
Dạo dọc bờ Mai Giang, không khó để nhận thấy có nhiều em nhỏ cũng mải miết mưu sinh bằng nghề lấy hàu. Ở nhiều gia đình nơi đây, những đứa trẻ khoảng từ 8 tuổi trở lên đã được xem là vững nghề. Chúng có riêng một chiếc lưỡi hái vừa tay, rồi nào xô, nào bát để đựng thành phẩm, cứ thế, một buổi đến trường, một buổi cần mẫn bên dòng sông để tìm kiếm loài nhuyễn thể giá trị ấy. 
Hàu có nhiều ở khu vực các cửa sông, cửa biển, nhưng với đặc thù dòng nước có độ mặn vừa phải, phù du phát triển mạnh, loài hàu ở dòng Mai Giang tương đối nhiều và được giới sành ẩm thực chọn là tươi ngon bậc nhất ở Nghệ An. Những thớ thịt hàu màu trắng sữa, nồng vị tanh ngọt của vùng cửa biển, đậm đà phong vị dân dã quê hương, lại là thực phẩm giàu chất kẽm giúp bổ trợ, chữa được nhiều loại bệnh nay đã thành đặc sản trên bàn tiệc. 
Mấy năm lại nay, nhận thấy nguồn hàu tự nhiên ngày càng hạn chế, nhiều hộ dân ở thị xã Hoàng Mai đã năng động xây dựng và phát triển các mô hình nuôi hàu. Gọi là nuôi, nhưng thực chất chẳng bỏ công là mấy, thả dăm trăm, vài ngàn xâu vỏ hàu xuống lòng sông rồi chờ đến 10 tháng sau là kéo lên, tách vỏ lấy thịt. Nuôi trong môi trường hoàn toàn thiên nhiên như thế, không thức ăn dặm và chất phụ gia nên thịt hàu nơi đây thơm ngon chẳng khác gì hàu tự nhiên, được khách buôn xa, gần ưa chuộng. 
Phước Anh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.