Về quê ăn Tết

(Baonghean.vn)-“Tết nay anh ăn Tết ở đâu?”, “Anh về quê em ạ, quê mới có Tết, phố làm gì có Tết hở em!”. Một em gái xinh lung linh nhà ở cùng dãy phố vừa hỏi mình, và mình đã trả lời như vậy. Mà chẳng gì năm nay, đã hơn chục năm rồi năm nào mà mình chẳng trả lời như thế. Chợt nghĩ lại, thấy câu nói của mình dù không sai, nhưng cứ có điều gì đó không đành lòng với phố.

Này nhé, người phố thực chất phần lớn là người quê. Ngày thường phố là nơi quần cư đông đúc mưu sinh. Ngày Tết, từ người lao động làm thuê, đến công chức viên chức đều lũ lượt trở về với quê, về ăn Tết ở vùng nông thôn. Bởi thế mà ở tòa soạn mình, năm nào mà chẳng có chùm ảnh điện tử đại ý rằng “buồn như phố sáng mùng Một”. Con đường ngày thường ùn tắc, ngày Tết hút gió thông thống như sân bóng không người. Bên dãy hàng cà phê ngày thường tấp nập ồn ả, ngày Tết những chiếc lá vàng rơi mơ màng yên tĩnh như thơ thu thời trung đại. Ôi chao, nào phố có lỗi gì mà ngày Tết người ta bỏ phố mà về nơi thôn ổ nhỉ?

Đường phố vắng vẻ ngày tết
Đường phố vắng vẻ ngày tết  -Ảnh minh họa

Thì như mình đây, ở quê chỉ hết “thời phổ thông”, tức đến năm 18 tuổi là “thoát ly” đi học và đi làm ở phố. Đến nay, cũng đã ngót nửa thời gian sống ở quê, nửa thời gian sống ở phố. Mà, cái thời ở quê chủ yếu chỉ có đi học và đi học, ngày nào mà chẳng “ngày hai buổi đến trường”... Còn từ khi ra phố, đã có biết bao buồn vui thăng trầm quăng quật với phố. Những đêm yêu đương hò hẹn thời trai trẻ sinh viên. Những chiều bia rượu nồng nàn với những thần cồn thánh chém vỉa hè ngang dọc. Rồi cưới vợ, rồi sinh con, rồi tha nhau ở trọ hết phố này đường nọ rồi mới kiếm được chút đất ngoại ô làm nhà bây giờ. Vô vàn kỷ niệm và tình cảm. Hễ đi đâu rồi cũng nhớ về những con phố nhỏ thân thuộc. Thế mà, cứ đến Tết, chỉ về quê một vài hôm, thế mà ai hỏi ăn Tết ở đâu, lại cứ nói “về quê ăn Tết, chứ ở phố chẳng có gì”...

Tết
Ngày Tết, ai cũng khát khao được về quê -Ảnh minh họa

Là nói vậy, chứ “nước chảy về nguồn”, lòng người Việt khi Tết đến xuân sang, ai mà chẳng khao khát được trở về quê cha đất tổ. Dù chỉ một quãng ngắn thời niên thiếu, nhưng quê hương không chỉ là nơi sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi ta thuộc về. Ấy vậy nên, về quê là về với bản ngã, về với chính mình, với những gì thân thương, quen thuộc, đầm ấm và yên bình nhất.

Bởi vậy, biết là nợ phố, nhưng cứ Tết ta lại về quê thôi!

Ngô Kiên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.