Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia "kêu cứu"

(Baonghean.vn) - Đền Rậm (xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên)  được biết đến là ngôi đền cổ, có kiến trúc đẹp. Năm 2008, đền đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Đền Rậm được khởi công xây dựng vào năm 1831, hoàn thành vào năm 1832; sửa chữa lần gần đây nhất vào năm 1922. Ngôi đền là nơi hợp tự thờ các nhân vật lịch sử, có công với đất nước, nhân dân như Lê Lợi, Nguyễn Quang Hợp..., hay các vị thần như Cao Sơn Cao Các... Thời kỳ chống Pháp,  nhiều bậc sỹ phu, thanh niên ưu tú trước khi xuất dương hoạt động cách mạng như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong đã từng bí mật hoạt động tại đền. Trong những năm 1930- 1931 và Cách mạng tháng Tám (1945), Đền Rậm là nơi tập hợp lực lượng để nghe diễn thuyết về cách mạng, đấu tranh đi cướp chính quyền. Những năm kháng chiến chống Mỹ, Đền Rậm là nơi cất dấu vũ khí để trung chuyển từ Bắc vào Nam...

Qua gần 300 năm tồn tại, đền là địa chỉ văn hóa tâm linh nổi tiếng trong vùng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, đền đã ngày một xuống cấp và nhiều hạng mục đã bắt đầu hư hỏng, cũ nát...

Đền Rậm thuộc xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được khởi công xây dựng vào năm 1831, hoàn thành vào năm 1832; sửa chữa lần gần đây nhất vào năm 1922. Ngôi đền là nơi hợp tự thờ các nhân vật lịch sử, có công với đất nước, nhân dân như Lê Lợi, Nguyễn Quang Hợp, hay các thiên thần như Cao Sơn Cao Các..
Đền Rậm được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm thượng điện, trung điện và hạ điện.
Nét đặc sắc của đền là các điện tờ có kiến trúc đẹp đẽ với nhiều mảng điêu khắc công phu, tinh xảo
Nét đặc sắc của Đền là các điện thờ đều có kiến trúc đẹp với nhiều mảng điêu khắc công phu, tinh xảo
Ngoài những hình rồng, phượng, sư tử...là những bức chạm lấy tích trong sách chữ Hán như ông Nghè vinh quy hay cảnh sinh hoạt đồng quê như chăn trâu, tát nước
Ngoài những hình rồng, phượng, sư tử...là những bức chạm lấy tích trong sách chữ Hán như ông Nghè vinh quy hay cảnh sinh hoạt đồng quê như chăn trâu, tát nước...
Tuy nhiên, trải qua thời gian đền đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2010, UBND tỉnh đã phê  duyệt dự án tu bổ, tôn tạo đền Rậmv ới tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng. Vậy nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thể thực hiện được
Tuy nhiên, trải qua thời gian đền đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2010, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án tu bổ, tôn tạo đền Rậm với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng. Vậy nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thể thực hiện được
Nguồn tu bổ hàng năm mỗi năm vài chục triệu đồng chỉ đủ sửa sang chắp vá.
Nguồn tu bổ hàng năm mỗi năm vài chục triệu đồng, chỉ đủ sửa sang chắp vá.
Đáng lo ngại, đền nằm ở vùng lũ. Những mùa mưa bão, có thời điểm đền bị ngập hơn 1 mét. Nhiều hạng mục hư hỏng phải dùng thang chống đỡ
Đáng lo ngại, đền nằm ở vùng lũ. Những mùa mưa bão, có thời điểm đền bị ngập hơn 1 mét. Nhiều hạng mục hư hỏng phải dùng thang chống đỡ
Một phần đền trước đây bị cháy, nay đang che chắn tạm bợ
Một phần đền trước đây bị cháy, nay đang che chắn tạm bợ
Giếng thần, vốn được ví là hai đôi mắt của rồng...giờ chỉ là chiếc ao tù do không được phục dựng, sửa sang
Giếng thần, vốn được ví là "đôi mắt của rồng" giờ chỉ là chiếc ao tù do không được phục dựng, sửa sang
Phục dựng lại đền là mong mỏi của người dân trong vùng để đền Rậm mãi là một di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia có giá trị
Phục dựng lại đền là mong mỏi của người dân trong vùng để đền Rậm mãi là một di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia có giá trị

                                Mỹ Hà

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.