Hành trình tìm kiếm con và mang thai hộ cặp song sinh đầu tiên Việt Nam

Thương đứa cháu 5 năm mòn mỏi mong con mà không thể mang nặng đẻ đau vì không có tử cung, người dì 34 tuổi quyết định mang thai hộ và may mắn sinh cặp song sinh.

Vết mổ đã dịu dần các cơn đau sau 3 ngày mổ đẻ hai bé trai song sinh hôm 16/3, sản phụ mang thai hộ vui mừng vì "đã giúp được vợ chồng cháu họ có niềm hạnh phúc làm cha mẹ". Hai nhà ở cạnh nhau thân thiết, chị hiểu thấu nỗi lòng cặp vợ chồng trẻ trong hành trình 5 năm chạy chữa mong con. Thương hai đứa cháu gọi bằng dì họ vốn là công nhân nghèo khao khát được làm cha mẹ, chị trở thành người mang thai hộ đầu tiên phía Nam và đẻ cặp song thai đầu tiên Việt Nam nhờ mang thai hộ.

Vợ chồng ly hôn, con trai lớn đã mất, chị sống cùng đứa con trai nhỏ 10 tuổi nên quyết định mang thai hộ vấp phải không ít điều tiếng, hiểu lầm. Không chút thở than về những tháng ngày ốm nghén, mang nặng đẻ đau đã qua, chị hạnh phúc mường tượng tương lai với cảnh hai đứa trẻ bi bô vô ra cạnh nhà mình. 

Cặp song sinh ca mang thai hộ đầu tiên miền Nam chào đời khỏe mạnh tại BV Từ Dũ. Ảnh: Lê Phương.

Cặp song sinh mang thai hộ đầu tiên miền Nam chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ Vũ Minh Ngọc, Phó Trưởng Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ cho biết người mẹ ruột sinh năm 1987 phát triển như một phụ nữ bình thường nhưng không có kinh nguyệt. Kết hôn 5 năm, chị chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không có thai. Khi đi siêu âm cho kết quả không có tử cung bẩm sinh, đồng nghĩa với việc không thể mang thai, tinh thần chị suy sụp. Nghị định cho phép mang thai hộ ban hành, chị là một trong những người đầu tiên đến bệnh viện xin tư vấn với niềm hy vọng khôn xiết.

Theo bác sĩ Ngọc, may mắn là kết quả kiểm tra cho thấy hai buồng trứng của chị vẫn có chức năng tốt, có thể đáp ứng điều kiện nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên buồng trứng lại kém hơn so với người bình thường cùng lứa tuổi. Hai bên buồng trứng mỗi bên chỉ còn 3-4 nang nhỏ, nếu càng để lâu có thể sẽ mất cơ hội làm mẹ của bệnh nhân.

"Lúc đó mới chỉ có nghị định mang thai hộ chứ chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện. Nếu chờ đợi có thể sẽ mất thêm nhiều thời gian nên các bác sĩ quyết định cho cặp vợ chồng này làm hồ sơ thụ tinh ống nghiệm trước để kích thích buồng trứng", bác sĩ Ngọc nhớ lại. Do bệnh nhân không có tử cung, chỉ có hai buồng trứng nên việc siêu âm rất khó. Để kích trứng, các bác sĩ quyết định dùng liều cao nhất trên buồng trứng kém, cố gắng lấy được số trứng tối đa. Sau 10 ngày kích thích buồng trứng, chọc hút trứng được 6 trứng, chất lượng đều tốt, khi cho thụ tinh với tinh trùng của chồng trong ống nghiệm thì tạo thành 6 phôi chất lượng cũng rất tốt và được trữ lại để chuẩn bị cho việc mang thai hộ.

Sau khi hoàn tất các hồ sơ, thủ tục pháp lý, tâm lý... theo quy định của pháp luật và được hội đồng xét duyệt thông qua, các bác sĩ bắt đầu chuẩn bị nội mạc tử cung cho người mang thai hộ. Do người mang thai hộ đã từng có hai lần sinh trước đó, tử cung bình thường, sức khỏe tốt nên rất thuận lợi. May mắn sản phụ đậu thai ngay sau lần đầu chuyển phôi với kết quả siêu âm song thai. Thai phụ được theo dõi nghiêm ngặt, tầm soát kỹ lưỡng trong quá trình mang bầu.

Là thai non tháng nên được các bác sĩ khoa sơ sinh đón về chăm sóc trong 3 ngày đầu. Ảnh: Lê Phương.

Sinh non tháng nên các bé được chăm sóc ở khoa sơ sinh trong 3 ngày đầu. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ cho biết do mang song thai, có nguy cơ sinh non nên từ tuần thai 29 thai phụ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Đến tuần thứ 35, sản phụ vỡ ối. Ngôi thai không thuận lợi cho cuộc sinh nên các bác sĩ tiến hành mổ đẻ. Hai bé trai kháu khỉnh nặng 2,1 kg và 1,9 kg cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh vào 10h35 ngày 16/3. Chào đời non tháng nên các bé được bác sĩ khoa sơ sinh đón về chăm sóc. Sáng nay hai bé tự thở được tốt, dự kiến được đưa về với mẹ trong ngày.

Với các trường hợp mang thai hộ, bên cạnh chăm sóc sức khỏe cho thai phụ thì việc tư vấn nâng đỡ tinh thần, tâm lý rất quan trọng. Sự tiếp xúc thường xuyên, đồng hành thân thiết giữa hai bà mẹ sẽ giúp đứa bé sau này quý mến mẹ ruột, cũng như giúp người mẹ mang thai đỡ quyến luyến, ràng buộc sâu sắc với đứa trẻ hơn. Các bác sĩ khuyến cáo em bé được quyền biết về người mẹ đã sinh ra mình. Nếu em bé bị giấu giếm, được người khác thông tin lại chứ không phải bố mẹ ruột kể về quá trình chào đời bằng cách mang thai hộ, thì tâm lý về sau sẽ rất hoang mang.

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.