Huấn luyện gà chọi, bán giá "nghìn đô"

Nhiều nông dân ở xứ Quảng Nam đã dùng “chiêu” để huấn luyện nên những chú gà đá độc đáo với giá bán lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí có con bán giá hàng nghìn đô.
Đá gà (gọi theo cách của người miền Trung hoặc miền Nam) hay chọi gà (gọi theo cách miền Bắc) là một thú chơi thường được các vị vua chúa và quan lại ưa thích. Ngày nay, không chỉ dừng lại ở một thú chơi, nuôi gà chọi đang được xem là một trong những hướng phát triển kinh tế khá hiệu quả của nhiều nông dân ở xứ Quảng. 
 
Một con gà chọi hay với giá bán có thể lên tới cả chục triệu đồng, có con bán được cả nghìn đô. Nhờ nuôi gà chọi mà nhiều hộ nông dân đổi đời nhanh chóng, có hộ thu nhập cả 100 triệu đồng/năm.
Hiện ở Quảng Nam có nhiều xóm, hộ gia đình chọn nuôi gà chọi vừa để giải trí, vừa để phát triển kinh tế gia đình. Có thể kể đến xóm gà chọi nằm trên địa bàn thôn Mỹ Nam, xã Đại Tân (Đại Lộc) với hàng chục hộ nuôi, hoặc như ở các làng quê của huyện Nông Sơn có đến 30 - 40 hộ nuôi gà chọi với quy mô từ vài con cho đến vài chục con/hộ.
Lão nông Trương Văn Mẫn (60 tuổi – trú ở thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, Nông Sơn) chia sẻ, từ lúc nhỏ ông rất mê nuôi gà chọi nên suốt ngày đi theo cha để xem đá gà và sang các nhà kế bên để tìm tòi và học cách nuôi gà. Thấm thoát đã hơn 40 năm gắn bó với nghề, nghiệp nuôi gà chọi giờ đã ăn sâu vào trong máu thịt của ông.
 
Theo ông  Mẫn, để có được con gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải có tâm huyết, công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà bố mẹ, rồi gây giống cho đến nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện trở thành con gà hay… 
Mặt khác, khi chọn giống phải chọn được gà mẹ (gà mái) xuất thân từ dòng gà có sức chịu đòn tốt, gan dạ... Gà bố (gà trống) thường chọn là gà nòi (giống gà to, khỏe ở địa phương) thuộc dòng có chân to, nhiều đòn đá thế hay. Nếu chọn được hội tụ những yếu tố trên, lứa gà con sinh ra thế nào cũng có được ít nhất một vài con gà chọi tài ba.
“Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu không nuôi đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng nên gà chọi. Nhiều dân chơi gà ở xứ Quảng thường nói rằng chăm gà chọi chẳng khác gì chăm một đứa con…” – ông Mẫn chia sẻ thêm.
Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân nuôi gà chọi thì gà phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên như: lúa, gạo, ngũ cốc, rau giá, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng, kể cả cho ăn lươn, thịt bò… Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 – 10 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều mỗi ngày.
Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm như quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chọn là gà đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.
 
Quá trình huấn luyện gà chọi cũng khá công phu, bởi thường khi gà nở ra, nuôi độ 2 - 3 tháng thì bắt đầu tập luyện với những bài tập đơn giản đến những tuyệt chiêu khó nhất. Gà nuôi đến tuổi chọi được thì phải được huấn luyện cho đá thử từ 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại tiếp tục huấn luyện.
 
Ngoài ra, trong quá trình huấn luyện thường phải dùng củ nghệ giã nhỏ, hòa với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông (đầu, cổ chân, bụng…) trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu…Mỗi con gà đá hay thường được nuôi và huấn luyện mất từ 1,5 – 2 năm, có con được rèn luyện tới 3 năm.
“Hiện trong nhà tôi đã nuôi và huấn luyện được 7-8 con gà chọi, nhiều dân chơi chọi gà chuyên nghiệp đã tìm đến hỏi mua và trả giá với giá 20-22 triệu đồng/con nhưng tôi vẫn chưa bán. Mỗi năm, ngoài công việc chính làm nông, thì việc nuôi và luyện gà chọi cũng cho gia đình tôi thu nhập cả trăm triệu đồng…” – ông Mẫn phấn khởi nói.
Theo Dân Việt

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.