Nghệ An không tổ chức chém trâu trong Lễ hội Đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Lễ hội truyền thống Đền Chín Gian (huyện Quế Phong, Nghệ An) từ lâu vẫn có tiết mục chém trâu. Tuy nhiên, năm nay, chú trâu được đưa ra hành lễ không bị chém mà được trả về cho gia chủ.

Ngôi Đền tọa lạc trên đồi Pú Pỏm, bản Kim Khê, xã Châu Kim với địa thế đẹp. Đứng ở nơi đây có thể phóng tầm mắt  nhìn ra các bản làng... Trước đền đặt 9 con trâu trắng và đen tượng trưng cho chín bản mười mường.
Đền Chín Gian được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng gọi là Tến Pỏn (Đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền thờ Thẻn Phà (Thờ trời), Nắng Xỉ Đả (con gái trời) và Táo Ló Ỳ có công xây bản lập mường. Trước đền đặt 9 con trâu trắng và đen tượng trưng cho chín bản mười mường.

Từ xa xưa, Lễ hội đền Chín Gian được tổ chức 3 năm một lần vào tháng 8 âm lịch hàng năm, là dịp để bà con đồng bào Thái chín bản mười mường vùng Phủ Quỳ cùng về tụ hội về nơi đất gốc mở hội tế trời, tế tổ, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Người đi hội dù già hay trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú đều mặc trang phục đồng bào Thái.

Từ năm 2006 đến nay, Lễ hội đền Chín Gian với quy mô hoành tráng được tổ chức vào mùa Xuân (các ngày 14, 15 và 16/ 2 âm lịch hàng năm, khai hội chính vào ngày 14 tháng 2 âm lịch) đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của đồng bào Thái.  Đặc biệt, tại lễ hội, có tiết mục chém trâu thu hút đông đảo người dân tham gia.

Năm nay, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu từ thửa xưa để lại nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống.

Trong Đền, những hiện vật như: Mâm mây, ghế... nhiều năm vẫn còn lưu giũ để du khách mỗi lần về được tận mắt chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vùng miền.
Trong đền, những hiện vật như: Mâm mây, ghế... nhiều năm vẫn còn lưu giũ để du khách mỗi lần về được tận mắt chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vùng miền.

Lễ hội Đền Chín Gian, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm, thành kính và mang tính truyền thống, phần hội còn sôi nổi với các trò chơi dân gian như: kéo co, bắn nỏ, ném còn, nhảy sạp, đánh cồng chiêng, thổi cơm lam, thi ẩm thực vùng miền, hội trại, thi người đẹp.... 

Lễ hội còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm của các bản làng.  Điểm mới của lễ hội năm nay có sự tham gia văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống đậm bản sắc dân tộc của các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp. 

Năm nay,  huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế nhưng điểm mới năm nay sau khi làm lễ tế trâu xong thì trâu được bàn giao về cho gia chủ chứ không chém. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống.
Năm nay, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế nhưng điểm mới năm nay sau khi làm lễ tế trâu xong thì trâu được bàn giao về cho gia chủ mà không có phần chém trâu như trước. 

Đến với đền Chín Gian nói riêng, huyện Quế Phong nói chung du khách còn chiêm ngưỡng những điểm du lịch hấp dẫn như: Thác Sao Va, Hang Thẩm Ồm, thác 7 tầng nằm ở lưng chừng núi với không gian trong lành, mát mẻ, rộn tiếng chim muông.

Thác 7 tầng ( xã Hạch Dich) cách Đền Chín Gian và Thị trấn Kim Sơn 12- 15 km. Đường vào thác 7 tầng khá thuận lợi, đường nhựa rộng.  Thác có nhiều nhủ đá đẹp.
Thác 7 tầng (xã Hạnh Dịch) cách đền Chín Gian và thị trấn Kim Sơn 12 - 15 km. Đường vào thác 7 tầng khá thuận lợi, đường nhựa rộng. Thác có nhiều nhũ đá đẹp.

Thu Hương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.