Nghệ An: Nỗi khổ của người phụ nữ bị nổi u toàn thân

(Baonghean) - Dưới chân Rú Mội ở xóm 8, xã Nam Lộc (Nam Đàn) có người phụ nữ sống cô đơn, không chồng, con vì thân hình kỳ dị, xấu xí. 
Chị Bùi Thị Hà (SN 1966) có bố là bộ đội chống Pháp, mẹ là người có công nuôi bộ đội những năm 1968 - 1972 được Nhà nước ghi nhận. Gia đình có 6 người con, trong đó em gái bị khuyết tật ở mắt, còn chị Hà mắc bệnh u xơ thần kinh bẩm sinh, nổi u cục toàn thân. Các anh chị em lần lượt lập gia đình, chị ở với bố mẹ trong ngôi nhà cấp 4 tạm bợ.
Năm 1993, bố mất, đến năm 2000 mẹ cũng theo bố về với ông bà, tổ tiên, một mình chị sống cô độc trong ngôi nhà nhỏ dưới chân Rú Mội. Nhà vốn đã cũ lại được bốc dỡ từ ngoài đê về dựng lại, bị mối ăn mục rỗng từng đường rui, mè, mái ngói oằn xuống, tường xây bằng đá vôi, ít xi măng nên đã nứt nhiều chỗ. Nhiều hôm trời mưa gió lớn, chị sợ nhà sập phải chạy sang hàng xóm trú nhờ.
Toàn cơ thể của người đàn bà tội nghiệp ấy dày kín những khối mụn gây đau đớn.
Toàn cơ thể của người đàn bà tội nghiệp ấy dày kín những khối mụn gây đau đớn.
Năm 2008, biết được hoàn cảnh của chị, chính quyền xã đã cử cán bộ chính sách làm chế độ dành cho người khuyết tật để chị được hưởng trợ cấp. Hiện nay, mỗi tháng chị được nhận trợ cấp 415.000 đồng. Mảnh vườn có khoảng 20 gốc chanh, đá sỏi lởm chởm nên cũng không có thu nhập. Những lúc khỏe chị cũng muốn kiếm việc gì đó làm để nuôi thân, lo tiền thuốc, nhưng mặc cảm bệnh tật nên chị không dám ra khỏi làng. 
Chị Bùi Thị Hà với đang nấu bữa cơm trong căn bếp tồi tàn.
Chị Bùi Thị Hà với đang nấu bữa cơm trong căn bếp tồi tàn.
Những khối u lớn dần, cơn đau nhức nhối ngày càng tăng, chị đi Bệnh để khám được giới thiệu đi Hà Nội để mổ. Sau khi mổ ở Bệnh viện Bạch Mai 2 lần, các khối u ở chân phải vẫn không ngừng phát triển, chị được giới thiệu sang Bệnh viện Việt Đức để mổ, nhưng tiền viện phí quá cao, chị đành gạt nước mắt ra về, mua thuốc giảm đau uống.
Nay, đã có sổ bảo hiểm dành cho người nghèo, khuyết tật, nhưng sức khỏe chị đã yếu, cũng không có tiền đi lại nên chị đành ở nhà chấp nhận những cơn đau giày vò. Một mình trong căn nhà vắng, đêm đêm nằm nghe âm thanh của côn trùng, tiếng vọng của rừng rú, chị chỉ biết khóc thầm. Tủi phận mình hẩm hiu, đã không có người để nương tựa thì cho chị chút sức khỏe để lo cho bản thân, đằng này... Cái đói, cái lạnh giá của thời tiết hay sự nghèo có thể chịu đựng, nhưng bệnh tật, sự cô đơn dày vò chị suốt đêm ngày khiến cho sự tự ti của chị ngày càng lớn.
Chỉ cho tôi xem những vết nứt và mái ngói xập xệ, cán bộ chính sách dặn chị Hà: “Bữa mô trời mưa, gió phải sang hàng xóm mà trú, đừng ở trong nhà lỡ sập nhà không ai biết mà cứu”. 
Ngôi nhà của chị Hà với những đường nứt toác.
Ngôi nhà của chị Hà với những đường nứt toác.
Chị Hà tâm sự: Rằng nhiều khi muốn chết đi cho hết đau, hết khổ, nhưng cứ nghĩ đến cha mẹ trước khi mất dặn đi dặn lại nhiều lần, dù đau ốm thế nào cũng không được nghĩ quẩn đành phải nuốt nước mắt gắng sống. Nhiều đêm không ngủ được, chị chỉ ước giá mình không có trí nhớ, giá mình bị thiểu năng trí tuệ, cũng ước rằng nếu lỡ có sập nhà thì Chúa phải cho mình về trời, tuyệt đối không cho sống mà bị thương hay tàn tật... Đành phải sống thì ước chỉ cần một gian nhà nhỏ đủ kín, đủ bền, bởi nhiều đêm mưa gió chỉ ngồi ở góc giường không dám ngủ, cũng không dám chạy sang nhà hàng xóm lúc nửa đêm...
Ông Nguyễn Hữu Cần - Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi xã Nam Lộc cho biết: ”Xã cũng đã cấp cho chị Hà số tiền 10 triệu đồng để sửa chữa nhà. Nhưng nhà chị đã xuống cấp trầm trọng, nếu dỡ ra chỉ có sập luôn không thể sửa được, mà làm mới thì chị Hà không có tiền, đành để vậy...”.
Hà Linh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.