Quang Trung, đi tìm ký ức tầng cao

(Baonghean.vn) - Loạt bài về Quang Trung đã chạm vào ký ức của hàng ngàn người đã từng sống nơi ấy. TS toán học Lê Thống Nhất ngỏ lời “nếu có chêm được dòng nào, gửi hộ tôi lời cám ơn nhân dân Quang Trung đã đùm bọc vợ chồng tôi chừng ấy năm trời”. Có người ở phương xa hỏi: “Này cậu, Quang Trung ngày ấy, bây chừ ra răng?”

Ông Nguyễn Văn An, công dân đầu tiên của khu nhà tầng cùng các cháu nội, ngoại.
Ông Nguyễn Văn An, công dân đầu tiên của khu nhà tầng cùng các cháu nội, ngoại.

Tôi trở lại Quang Trung vào trưa hè nắng nóng. Vô tình, tôi bắt gặp lại ông Nguyễn văn An, nguyên là trưởng phòng quản lý nhà và công trình công cộng của Sở Xây dựng Nghệ Tĩnh. Do đặc thù công tác, ông chính là những cư dân đầu tiên của khu nhà tầng, từ đầu năm 1976. Khi tôi hỏi về quá trình tái thiết lại khu nhà tầng, ông nắm khá rõ:

-  Người ta sẽ xây dựng ngay ở Cầu trượt tòa cao tầng, gom hết dân A1,A5,A6 lên đấy, rồi mới tiếp tục cuốn chiếu. Đấy khu quây tôn đang tiến hành làm móng, nhanh thì 2 năm nữa mới xong.

Ông khá đông con nên một thời lam lũ. Gần như có tí đất thừa đuôi thẹo nào ông đều trồng rau, để 6 đứa con có cái mà ăn. Căn phòng số 6 nhà A3 của ông hơn 4 thập kỷ qua giờ đã xuống cấp, trần bong rộp và ngả màu thời gian.

***

Có người thắc mắc: Tại sao con gái nhà tầng nặng cân khó lấy chồng? Không gì tốt hơn là chỉ cho mọi người đường lên thiên đường bằng các thanh sắt gắn trên tường. Nếu nặng trên 50 kg, rất khó có chàng trai nào “đủi đít” để đưa người yêu lên gác thượng tâm sự, thời ấy chưa có internet nên không có điều kiện tâm sự thì chỉ có ế là cái chắc. Đó cũng là lý do khiến con gái nhà tầng chăm tập thể dục để giữ dáng thon thả. Tôi đã chứng kiến chị Hồng Anh (sau làm hiệu phó trường mẫu giáo Quang Trung) đã yêu và cưới anh Công Như, cảnh sát hình sự thành phố bởi chỉ có anh mới đưa chị lên đỉnh tòa nhà. Mỗi lần nhắc lại, chị tủm tỉm cười:

-  Ngày ấy, chị chỉ nặng có …63 cân, may có anh mày chứ, mấy ông lẻo khẻo … chịu!

Tôi vô tình bắt gặp dưới gầm cầu thang chiếc xe đạp đang khóa chặt vào song sắt. Ngày ấy, khách đến nhà tầng ngại nhất là khiêng xe đạp lên gác. Xe đạp thời bao cấp còn quý hơn xe máy bây giờ, để sểnh ra là mất. Năm nào tổng kết ít nhất cũng mất năm, bảy cái xe đạp; những hôm mất điện thì nhiều người đến thăm bạn ở Quang Trung rồi đạp xe về. Để xe dưới đất thì không có ai trông hộ, vác lên tầng thì không quen, lại thúc vào người đi ngược chiều.

Những cô gái đẹp thường nuôi đám “vệ tinh”, trông hộ xe đạp cho đám “cây si”, công trả bằng kem. Có tình huống, kem ăn rồi bỏ đi chơi trốn tìm, mất biến xe, chả biết phân xử sao cho phải bởi cái hợp đồng giao dịch ấy chỉ có ở Quang Trung.

Luyện võ ngày hè. Ảnh: Tư liệu cá nhân của tác giả.
Luyện võ ngày hè. Ảnh: Tư liệu cá nhân của tác giả.

Tôi đi tìm lại lò võ Quang Trung một thời. Võ sư là anh Nguyễn Thanh Lâm, nay là trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện Nam Đàn. Thường là độ 9-10 giờ tối là chúng tôi tụ tập nhau xuống đất để học thầy, đứng tấn và múa quyền, những bài quyền võ dân tộc. Khi mệt nhoài thì cả bọn mới kéo nhau lên sân thượng để ngủ, đưa vào giấc mơ ngày sau trở thành những cảnh sát hình sự có trình độ võ thuật điêu luyện.

Giờ thì khu Quang Trung phát triển và có khá nhiều sân bóng chuyền nhưng thời chúng tôi bóng đá là môn được trẻ con ưa thích. Những cái tên như Ngọc Đa, Ngà Voi (nhà A2), Bắc Sơn, Quang Đại, Phúc Tồ (nhà A3), Thắng Mạch (nhà B1)… một thời là ngôi sao sân cỏ của thành phố. Trong đó, Nguyễn Hữu Thắng đi theo nghiệp sân cỏ đã trở thành đội trưởng đội tuyển quốc gia và hiện nay đang nắm giữ vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia.

Đội bóng nhà A3. Ảnh: Tư liệu cá nhân của tác giả.
Đội bóng nhà A3. Ảnh: Tư liệu cá nhân của tác giả.

Chiều nào các nhà cũng thi đấu giao hữu và các mạnh thường quân đồng thời kiêm luôn HLV các đội bóng. Sau mỗi trận đấu là những lời khen, chê, bình luận kéo dài đến tận đêm… và vì thế nên các đội bóng Quang Trung có chất lượng tương đối tốt.

Nhà tôi ở có ông Ngọc “đen” con lai châu Phi to, cao công tác ở Phòng Thể dục thể thao TP nên được huấn luyện rất bài bản. Ba đứa con ông tên là Hoàng, Hảo, Hiếu đều đen và khỏe hơn chúng tôi rất nhiều nên đội bóng nhà A3 luôn thi đấu ngang ngửa với các đội mạnh khác trong khu. Sướng nhất là hôm nào được ông HLV Ngọc mượn cho mấy chiếc áo có số khoác vào, lòng lâng lâng như kiểu “chiếc áo làm nên thầy tu” ngỡ như mình đang là tuyển thủ quốc gia ra sân.

(còn nữa)

                                                                                             Phan Hảo

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.