Bám sông mưu sinh ngày nắng nóng

(Baonghean.vn) - Dưới cái nắng 37 - 38 độ của những ngày hè, những người dân vạn chài sống ven sông Lam, sông Giăng vẫn bám sông mưu sinh bằng nghề chài lưới. Với người dân nơi đây, cá, tôm trên sông như món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng để giúp họ có cái ăn và tăng thêm thu nhập.

Với nhiều người, nghề chài lưới không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ nhỏ họ đã theo cha, mẹ lên thuyền thả lưới, giăng câu để có cái ăn và đổi lấy cái mặc.
Với nhiều người, nghề chài lưới không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ nhỏ họ đã theo cha, mẹ lên thuyền thả lưới, giăng câu để có cái ăn và đổi lấy cái mặc.
Ông Dương Văn Khương ở Thanh Nho huyện Thanh Chương có khoảng 30 làm nghề chài lưới chia sẻ: ở quê đất sản xuất không có vì vậy vợ chồng tôi phải lên sông Giăng ở bản Cao Vều xã Phúc Sơn Anh Sơn để làm nghê bắt cá. Ở đây gần khu vực biên giới ít người đánh bắt do vậy mà nguồn cá vẫn còn phong phú.
Ông Dương Văn Khương (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương) đã gắn bó hơn 30 năm với nghề chài lưới trên dòng sông Giăng, đoạn qua bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, Anh Sơn. Ở đây gần khu vực biên giới ít người đánh bắt, do vậy, nguồn cá vẫn còn phong phú.
Chiếc lưới còm được người dân chài thả xuống dòng sông để bắt các loại cá nhỏ.
Tùy vào quãng sông, thời điểm đánh bắt mà người dân sử dụng các loại mắt lưới khác nhau.
Trên thuyền bé nhỏ, cả ngày lang thang bắt cá trên sông, vợ chồng ông Khương cũng bắt được từ 3-5 kg cá, bán cho thương lái cũng được 3-4 trăm nghìn đồng.
Dầm dãi nắng mưa trên chiếc thuyền bé nhỏ, cả ngày lang thang đánh bắt cá trên sông, vợ chồng ông Khương cũng bắt được từ 3-5 kg cá, bán cho thương lái cũng được 300.000 - 400.000 nghìn đồng.
Trên dòng sông Giăng, cá chạch khá nhiều do vậy những người dân vạn chài ngoài bắt cá còn bắt thêm cá chạch, một loại cá đặc sản được nhiều người ưa thích.
Trên dòng sông Giăng, cá chạch khá nhiều, do vậy những người dân vạn chài ngoài bắt cá còn bắt thêm cá chạch, một loại cá đặc sản được nhiều người ưa thích.
Anh Vi Văn Sao người dân bản Cao Vều 3 xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn cho biết: Để bắt được chạch, điểm đầu tiên khi chọn trúm phải là trúm tốt, được làm bằng tre già, cọng nan nhỏ và tròn, được chuốt bóng, khoảng cách giữa các nan phải không quá thưa. Có thể dùng giun để làm mồi bắt chạch. Sau một đêm thả trúm các ngư dân bắt đầu đi thu về
Anh Vi Văn Sao người dân bản Cao Vều 3 xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn cho biết: Để bắt được chạch, điểm đầu tiên khi chọn trúm phải là trúm tốt, được làm bằng tre già, cọng nan nhỏ và tròn, được chuốt bóng, khoảng cách giữa các nan phải không quá thưa. Có thể dùng giun để làm mồi bắt chạch. Sau một đêm thả trúm các ngư dân bắt đầu đi thu về.
Có hơn 50 năm kinh nghiệm bắt tôm trên sông, ông Nguyễn Văn Đường chia sẻ: Dụng cụ ông dùng để bắt tôm là những chiếc đụt. Mỗi lần thả khoảng 100 cái đụt với độ sâu khoảng 10- 15 mét gần bờ sông. Ngày nào thuận lợi ông có thể thu được tiền triệu còn ít nhất cũng phải được 2 đến 3 trăm nghìn, bởi tôm sông có giá cao từ 200-250 nghìn đồng/kg. Tính ra mỗi tháng từ nghề bắt tôm cũng mang lại cho ông khoản tiền từ 5-6 triệu đồng.
Có hơn 50 năm kinh nghiệm bắt tôm trên sông, ông Nguyễn Văn Đường (thôn 3, xã Thạch Sơn) chia sẻ: Dụng cụ ông dùng để bắt tôm là những chiếc đụt. Mỗi lần thả khoảng 100 cái đụt với độ sâu khoảng 10- 15 mét gần bờ sông. Ngày nào thuận lợi ông có thể thu được tiền triệu, còn ít nhất cũng phải được 200.000 - 300.000 đồng, bởi tôm sông có giá cao từ 200-250 nghìn đồng/kg. Tính ra mỗi tháng từ nghề bắt tôm cũng mang lại cho ông khoản tiền từ 5-6 triệu đồng.
Tôm sông tươi rói, ngọt lừ là món hàng
Tôm sông tươi rói, ngọt lừ là món hàng "hút" khách trong ngày hè nắng nóng. Nghề chài lưới trên sông dẫu vất vả nhưng mang lại thu nhập khá ổn định, trang trải cho cuộc sống gia đình.

Huyền Trang

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.