Nghệ An: Liều chết đi bắt chim rừng

(Baonghean.vn) - Mấy năm trở lại nay, chơi chim cảnh đã trở thành thú giải trí của nhiều người. Giá chim có con lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy nên, nhiều người đã từ bỏ ruộng nương, sắm đồ nghề, bất chấp hiểm nguy đi đến các vùng rừng núi cao hiểm trở để săn chim về bán…

Tại vách núi dựng đứng của Lèn Vũ Kì xã Đồng Thành, chúng tôi chứng kiến  một nhóm 5 người trong đó có cả những  em nhỏ khoảng 14-15 tuổi đang  leo lên đỉnh lèn để bắt chim sáo.  Nam, một tay có thâm niên bắt sáo ở đây cho biết: Giá chim sáo ở Yên Thành hiện nay  từ 150- 200 ngàn đồng/ con. Mỗi ngày bắt 3-4 con sáo, vị chi có hơn tạ  thóc. Chính vì vậy mà người ta liều chết đi bắt sáo. Hiện, còn có những thợ săn ở những nơi khác cũng tìm về các lèn đá để bẫy, bắt sáo. Họ mang theo dây thừng, dây bảo hiểm, để leo lèn bắt sáo.”

Trèo lèn
Người dân bất chấp nguy hiểm trèo lèn bắt chim sáo ở lèn Vũ Kì (Yên Thành)

Không chỉ chim sáo mà hiện nay tất cả các loài chim đều là đối tượng để những tay săn chim dùng nhiều “chiêu” vây bắt . Đồ nghề săn chim cũng rất đa dạng: Bẫy lồng, bẫy mổ, bẫy treo, lưới trùm, keo dính. Có những tay thợ săn còn dùng bẫy lưới trùm, có lúc bắt được cả vài trăm con chào mào, hoặc vành khuyên trong một đêm.

Dương, một thợ săn chim có tiếng dẫn chúng tôi đến vùng rừng xã Lăng Thành để xem đặt bẫy. Dương chủ yếu sử dụng bẫy bằng chim mồi, lưới sập và  dùng điện thoại phát tiếng hót của các loài chim để dụ chim đến.  Gần một buổi sáng mà Dương cùng với 3 chiến hữu đã tóm được hơn 30 chú chim các loại như chào mào, chích choè, cu gáy…

Dương cho biết: Mỗi ngày, anh ta cũng săn được vài chục con chim cảnh bán khoảng trên dưới 1 triệu đồng. Khi gặp may tóm được chim mĩ nhân như chào mào hoa hậu, yểng, hoạ mi thì được bộn tiền.

Chim dính bẫy
Chim dính bẫy
Những chú chim bị sa bẫy được nhốt vào lồng chờ đem đi bán
Những chú chim bị sa bẫy được nhốt vào lồng chờ đem đi bán

Hiện thợ săn chim ở miền xuôi cũng lắm mà ở miền núi cũng nhiều. Tuấn  một thợ săn chim chuyên nghiệp tâm sự:  “Người đi săn chim ở các vùng núi cao như Con Cuông, Tương Dương,  Quế Phong, Quỳ Châu,  nhiều lắm , nhưng nghề này cũng cực kì nguy hiểm. Loài chim yểng, sáo thường làm tổ lưng chừng núi. Bắt được 2 loài chim này thợ săn phải dùng dây thừng, khoan đá đặc chủng.. Khi phát hiện tổ chim, thợ săn phải nghiên cứu kĩ vách đá để quăng dây.  Đồng thời, các mũi khoan tự động rất cần thiết giúp người thợ tạo điểm đứng ở những vách đá trơn trượt, chênh vênh. Thợ săn phải tinh thần vững. Khi lên cao nhìn xuống phía dưới thấy sâu hun hút, người yếu bóng vía dễ run tay và ngã." 

Theo những 'thợ săn' thì số người bị chết do leo núi bắt chim không phải là ít. Còn những người ngã núi bị thương cũng khá nhiều. Một chuyến đi gần 1 tháng trung bình cũng kiếm được khoảng 10 triệu/ người. Có khi cầm trong tay chục triệu từ tiền bán chim nhưng cũng có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Nghề này sơ suất một chút là tính mạng đi đứt, nhưng vì mưu sinh chúng tôi phải chấp nhận thôi.".
Chim săn bắt được bày bán công khai ở các chợ quê.
Chim săn bắt được bày bán công khai ở các chợ quê, ven đường quốc lộ
Mỗi ngày ở địa bàn Nghệ An có hàng chục ngàn con chim bị bắt. Số lượng chim này được người dân đem bán ở hai bên đường,
Tại  chợ Dinh, xã Hoa Thành (Yên Thành),  cảnh mua bán chim hoang dã khá sôi động. 

        Tiến Dũng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.