Đà Nẵng lập đội phản ứng nhanh đối phó du khách vô văn hóa

Đà Nẵng sẽ thành lập lực lượng phản ứng nhanh với khoảng 20 thành viên để kịp thời xử lý các tập thể, cá nhân có hành vi gây rối trong lĩnh vực du lịch.

Sáng 8/7, lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, đơn vị đang làm Tờ trình về việc thành lập Đội phản ứng nhanh để gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng xem xét quyết định. Dự kiến, Đội sẽ được thành lập trong 2 tuần tới.

Xử lý du khách vô văn hóa

Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, địa phương đón hơn 1,2 triệu lượt khách Trung Quốc đến tham quan, nhưng Sở chỉ có 3 người làm trong lĩnh vực thanh tra. "Với một lượng khách đông như thế mà chỉ 3 người thanh tra thì không thể quán xuyến hết. Do đó, việc Đà Nẵng thành lập Đội Phản ứng nhanh là rất cần thiết", ông Vinh nói.

Một HDV người nước ngoài hoạt động du lịch bị lực lượng chức năng phát hiện và xử phạt. Ảnh: Nguyên Vũ.
Một HDV người nước ngoài hoạt động du lịch bị lực lượng chức năng phát hiện và xử phạt. Ảnh: Nguyên Vũ.

Ông Trần Chí Cường - Phó giám đốc Sở này, cho biết thêm mỗi năm Đà Nẵng đón 5 - 6 triệu khách du lịch, đông gấp 5 lần dân số địa phương. Khi lượng khách đông lên thì có rất nhiều vấn đề xảy ra. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tuy nhiên khi phát hiện các tập thể, cá nhân sai thì Giám đốc và Phó giám đốc Sở Du lịch không có thẩm quyền xử lý.

"Lực lượng này sẽ do Phó giám đốc Sở Du lịch làm đội trưởng. Khi phát hiện những tập thể, cá nhân sai phạm hoặc có hành vi gây rối, cư xử vô văn hóa, lực lượng kịp thời có mặt và xử lý ngay. Những vấn đề quá thẩm quyền, Đội Phản ứng nhanh mới phải trình lên Chủ tịch UBND TP xem xét và quyết định", ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, Đội Phản ứng nhanh dự kiến có khoảng 20 thành viên, bao gồm nhân viên của các Sở LĐ-TB-XH, cán bộ UBND các quận huyện, Phòng xuất nhập cảnh Công an Đà Nẵng, lực lượng Hải quan, An ninh sân bay...

Người Việt bảo kê cho khách Trung Quốc lộng hành

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ VH-TT-DL hôm qua, đại diện lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua lượng khách quốc tế, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc đến du lịch rất đông dẫn đến quá tải. Đơn cử như Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2016, địa phương đón 1,2 triệu lượt khách Trung Quốc đến tham quan nghỉ dưỡng.

"Sự phát triển quá nóng dẫn đến việc ngành du lịch chưa theo kịp", ông Vinh cho hay. Ông nhắc lại, trên địa bàn Đà Nẵng đã xảy ra một số vụ đáng tiếc gây xôn xao dư luận và làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. Vụ thứ nhất đó là nhóm khách Trung Quốc vào quá bar nhậu rồi có hành vi gây rối. Sau đó, một người trong đoàn lấy ra tờ 200.000 đồng tiền Việt đốt gây bức xúc cho mọi người.

Tuần trước, trên đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), có nhóm người Trung Quốc đến mua chuối rồi xúc phạm một cách vô văn hóa đối với người bán hàng rong.

Một khách du lịch Trung Quốc được cho có hành vi vô văn hóa với người bán hàng rong ở đường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) 3 hôm trước.
Một khách du lịch Trung Quốc được cho có hành vi vô văn hóa với người bán hàng rong ở đường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) 3 hôm trước.

"Vụ này chỉ là cá biệt nhưng nó ảnh hưởng đến du lịch Đà Nẵng", ông Vinh nói và cho biết thêm, qua thanh tra, lực lượng chức năng còn phát hiện có một số cá nhân, đơn vị lữ hành Việt Nam có hành vi tiếp tay, bảo kê cho khách Trung Quốc đến Đà Nẵng lộng hành.

"Tôi khẳng định tình trạng bảo kê là có. Họ ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài đưa khách vào Việt Nam bằng các con đường khác nhau. Họ dùng người Trung Quốc hướng dẫn, đưa đón khách và ăn ở trong các khách sạn do người Trung Quốc làm chủ. Các doanh nghiệp này chỉ thuê vài hướng dẫn viên Việt Nam cho có để đối phó nếu gặp lực lượng chức năng", ông Vinh nói.

Ông dẫn chứng, ở Đà Nẵng có một số cửa hàng khéo léo từ chối bán hàng cho người Việt mà chỉ bán sản phẩm cho khách Hàn Quốc, Trung Quốc. "Các hướng dẫn viên thường dẫn khách đến đây. Một kg cà phê chỉ vài trăm nghìn nhưng họ bán cho khách đến cả triệu đồng. Số tiền này cửa hàng ăn chia với hướng dẫn viên, còn du khách thì phải mua hàng quá đắt", ông Vinh nói.

Theo Zing.vn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.