Những 'kiệt tác kiến trúc' của các loài động vật đến con người cũng phải nể phục

Không dùng đến bất cứ dụng cụ nào, các loài vật đã tự tạo cho mình những chiếc tổ hoàn hảo không chỉ là nơi trú ẩn an toàn mà còn trở thành những "kiệt tác kiến trúc" ấn tượng.

1. Chim sẻ Ploceidae

Đây chính là những chiếc tổ khổng lồ của loài chim thuộc họ sẻ Ploceidae, có hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, sinh sống tại vùng bình nguyên khô cằn ở nơi tiếp giáp biên giới giữa Nam Phi và Namibia. Loài chim này thường xây những chiếc tổ to lớn như thế này cho cả bầy đàn, có thể chứa hàng trăm con chim qua nhiều thế hệ. 
Chúng lựa chọn những cành cây khác nhau hoặc cột điện để tạo nên bộ khung của tổ, sau đó dùng cỏ khô, lông chim, sợi bông, rơm dạ để tạo nên từng gian nhỏ. Mỗi gian nhỏ có cửa vào riêng, trong mỗi gian là nơi cư trú ở của 3 đến 4 con chim.
Vào những đêm đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời có thể giảm xuống mức âm độ nhưng nhiệt độ trong tổ chim vẫn ấm áp ở mức 21- 24 độ C. Còn mùa hè nóng bức, nhiệt độ trong tổ vẫn rất mát.
 
Những chiếc tổ chim khổng lồ lơ lửng trên ngọn cột điện hoặc ngọn cây nhưng rất chắc chắn.
Những chiếc tổ chim khổng lồ lơ lửng trên ngọn cột điện hoặc ngọn cây nhưng rất chắc chắn.
2. Kiến Weaver (Kiến xanh Úc)
Loài kiến này sống ở Trung Phi và Đông Nam Á, chúng thường đan những chiếc lá lại để làm tổ. Chúng sử dụng một loại "keo dính" rất đặc biệt từ tơ ấu trùng để làm tổ.
Loại keo này vừa có tính dính rất cao, vừa có tính dẻo dai như lụa, vì vậy những chiếc lá được gắn lại với nhau rất chắc chắn. Có những cái tổ khi làm xong phải dùng đến nửa mét keo.
sử dụng một loại
Kiến Weaver sử dụng một loại "keo dính" rất đặc biệt từ tơ ấu trùng để làm tổ.
3. Chim Vogelkop
Nếu nói những chiếc tổ chim là những "kiệt tác kiến trúc" thì tổ của loài chim Vogelkop này xứng đáng là những tuyệt phẩm đẹp nhất, rực rỡ sắc màu nhất và thậm chí có người còn ví chúng là những "kiến trúc sư" đại tài.
Những con chim Vogelkop trống xây tổ từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái. Tổ của chúng có "thiết kế nội thất" hoàn hảo nhất thế giới động vật, bên trong chứa các loại quả, hoa, bọ cánh cứng và những đồ trang trí đầy màu sắc sặc sỡ và được sắp xếp có nghệ thuật để thu hút bạn tình. 
Thế nhưng những "ngôi nhà" tiện nghi, ấm cúng như thế này lại không được chim mái dùng làm chỗ nuôi con.
 
 
Những con chim Vogelkop trống xây tổ từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái.
Những con chim Vogelkop trống xây tổ từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái.
4. Mối la bàn
Loài mối này xây những chiếc tổ trùng với từ trường của trái đất một cách kỳ lạ tại lãnh thổ phía bắc Australia, trong Vườn quốc gia Litchfield, gần thị trấn Batchelor, cách Darwin khoảng 100 km về phía tây nam.
Nhìn từ xa giống như những chiếc bia mộ nhưng khi đến gần có thể thấy kích thước của chúng lớn hơn rất nhiều. Một tổ mối ở đây có thể cao tới 3m với hình dáng khá dẹt. 
Điều đặc biệt là những cạnh mỏng của tổ mối đều hướng về phía bắc và nam giống như kim của một chiếc la bàn. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích lý do loài mối này lại xây tổ như vậy. Một trong số đó cho rằng, là để đảm bảo điều kiện sống bên trong mỗi tổ mối. Vì miền Bắc Australia có khí hậu nóng vào ban ngày và mát vào ban đêm, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng loài mối bằng cách nào đó đã nắm được từ trường của Trái đất để áp dụng vào việc xây tổ cho phù hợp với khí hậu. 
 
Một tổ mối ở đây có thể cao tới 3m với hình dáng khá dẹt.   Điều đặc biệt là những cạnh mỏng của tổ mối đều hướng về phía bắc và nam giống như kim của một chiếc la bàn.
Một tổ mối ở đây có thể cao tới 3m với hình dáng dẹt. Điều đặc biệt là những cạnh mỏng của tổ mối đều hướng về phía bắc và nam giống như kim của một chiếc la bàn.
5. Chim sẻ lò đỏ
Chim sẻ lò Nam Mỹ thường được gọi bằng cái tên “thợ xây nhà” bởi chúng có kĩ thuật xây tổ vô cùng kì lạ, tạo nên những chiếc tổ có hình dáng giống với các lò nướng.
Chúng làm chiếc tổ này từ bùn, phân bò trộn với tóc hoặc rơm rồi để cho ánh sáng mặt trời “sấy khô” hỗn hợp này cho đến khi nó trở nên cứng như đá. Thậm chí, trong tổ của loài chim này còn có một vách ngăn để tạo không gian riêng gọi là “buồng sinh nở” cho chim cái, chiếc “buồng sinh nở” này sẽ được lót cỏ và lông rất ấm áp.
 
những chiếc tổ có hình dáng giống với các lò nướng.  Chúng làm chiếc tổ này từ bùn, phân bò trộn với tóc hoặc rơm rồi để cho ánh sáng mặt trời “sấy khô”
Những chiếc tổ có hình dáng giống với các lò nướng. Chúng làm chiếc tổ này từ bùn, phân bò trộn với tóc hoặc rơm rồi để cho ánh sáng mặt trời “sấy khô”.
6. Chim sẻ Baya
Loài chim này thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước, để động vật ăn thịt khó tiếp cận chúng. Những cái tổ này được xây khá tỉ mỉ và có vẻ ngoài đẹp đẽ, thanh lịch.
 
 
 
thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước
Chim sẻ Baya thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước để được an toàn.
Cách xây tổ kỳ lạ của loài chim vàng anh Montezuma.. Hàng trăm chiếc tổ của chim vàng anh Montezuma treo lủng lẳng trên một thân cây, tất cả do một con chim đực đầu đàn thống trị.
Cách xây tổ kỳ lạ của loài chim vàng anh Montezuma. Hàng trăm chiếc tổ của chim vàng anh Montezuma treo lủng lẳng trên một thân cây, tất cả do một con chim đực đầu đàn thống trị.
Những chiếc tổ chim nhạn cũng không kém phần độc đáo.
Những chiếc tổ chim nhạn cũng không kém phần độc đáo.
 
Còn đây là
Còn đây là "ngôi nhà đặc biệt" của sâu bọ cánh lông.

 Theo Tri thức trẻ

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.