Rộn ràng chương trình 'Hương vị ngày Tết quê em'

(Baonghean.vn) - Những ngày giáp Tết nguyên đán, nhiều trường tiểu học ở huyện Đô Lương như Nam Sơn, Lưu Sơn, Xuân Sơn… đã tổ chức chương trình trải nghiệm “Hương vị ngày Tết quê em” rộn ràng và ý nghĩa.

Thực hiện chủ trương của phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội huyện Đô Lương, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, các trường tiểu học trong huyện đã duy trì thường xuyên các hoạt động trải nghiệm thực tế, mỗi tháng với một chủ đề khác nhau như “Làm anh bộ đội” “Trò chơi dân gian”, Cùng vui văn nghệ”, “Tham quan di tích”… 

Rộn ràng ngày hội
Rộn ràng ngày hội "Hương vị ngày tết quê em" của học sinh trường Tiểu học Nam Sơn. Ảnh: Huy Thư.

Trước thềm năm mới Đinh Dậu, “Hương vị ngày tết quê em” là chủ đề được nhiều trường trong huyện cùng tổ chức với các hoạt động phong phú, đa dạng như văn nghệ, sinh hoạt các câu lạc bộ, từ thiện, bán hàng… Đặc biệt là hoạt động ẩm thực, các em được trổ tài làm các món ăn mang hương vị ngày Tết cổ truyền như gói bánh chưng, bánh tét, bánh ngào, kẹo cà, dưa món…

Lần đầu tiên học sinh lớp 5 được làm quen với hoạt động gói bánh chung. Ảnh Huy Thư
Lần đầu tiên học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lam Sơn được làm quen với hoạt động gói bánh chung. Ảnh: Huy Thư

Mỗi khối lớp tùy thuộc vào độ tuổi được tổ chức làm các loại bánh, kẹo, món ăn khác nhau. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, tổng Phụ trách đội trường tiểu học Lưu Sơn cho biết, ở trường này, các em học sinh từ khối 3 đến khối 5 mới được tham gia trải nghiệm hoạt động ẩm thực. Học sinh khối 3 làm quen với món luộc các loại củ, quả như khoai lang, khoai vạc, khoai từ… Học sinh khối 4 được tổ chức làm  mứt dừa, nộm, dưa món. Học sinh khối 5 thì làm bánh chưng, kẹo cà…

Các  em cũng là những người nâu chính dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tổng phụ trách đội. Ảnh :Huy Thư.
Các em  Trường tiểu học Nam Sơn cũng là những người nấu bánh chưng dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tổng phụ trách đội và các bậc phụ huynh. Ảnh:Huy Thư.

Theo cô Hồng, năm trước ở trường Tiểu học Lưu Sơn cũng đã tổ chức chương trình trải nghiệm với ẩm thực, làm quen với các món bánh truyền thống ở địa phương, nhưng không quy mô, bài bản như hiện nay. Học sinh ở đây hào hứng với chương trình trải nghiệm thực tế “Hương vị Tết quê em” và khi tham gia, các em thường mang theo nhiều loại rau, củ, quả là sản phẩm nông nghiệp của nhà mình, đến để làm nguyên liệu chế biến. Cùng chủ đề hướng về Tết nguyên đán, mỗi trường đã tổ chức với những nét sáng tạo riêng, nhưng  đều rộn ràng, vui tươi như ngày hội.

Cô và trò cùng thực hiện món bánh rán lafmons ăn có hầu hết ở các gia đình trên địa bàn mỗi dịp tết đến Xuân về. ẢNh : Huy Thư.
Cô và trò Khối 4 Trường Tiểu học Lam Sơn cùng thực hiện món bánh rán là món ăn có hầu hết ở các gia đình trên địa bàn mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ảnh : Huy Thư.

Trong mỗi lớp sẽ có 1 giáo viên và 2 phụ huynh cùng hướng dẫn cho các em làm các loại bánh, kẹo ngày Tết. Các em học sinh vừa học, vừa làm, vừa chỉ vẽ cho nhau, tự gói bánh, làm kẹo, tự nấu, rán, nướng, rồi bài trí các món đã làm lên bàn có ghi danh của lớp mình. Sau khi hoàn thành, nhà trường sẽ có ban giám khảo đi chấm điểm, tuyên dương những lớp nấu ăn giỏi, trang trí đẹp và tặng quà lưu niệm cho các em. 

Cùng trang trí cho bàn ăn và không gian của đội mình.
  Các em học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lam Sơn cùng trang trí cho bàn ăn và không gian của đội mình. Ảnh: Huy Thư.

Ngoài hoạt động trải nghiệm ẩm thực, dịp giáp Tết này các em còn được trải nghiệm các hoạt động thời trang vì môi trường, từ thiện vì người nghèo, cùng quyên góp gạo, vật chất giúp đỡ bạn nghèo, khuyết tật, gia đình chính sách… Dịp này, bằng chương trình “Hũ gạo tình thương” học sinh trường tiểu học Nam Sơn đã góp được 450 kg gạo dành tặng 45 bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường.

Sản phẩm được trưng bày chờ Ban giám khảo chấm điểm. Ảnh : Huy Thư.
Sản phẩm được trưng bày của học sinh Khối 4 - Trường Tiểu học Lưu Sơn. Ảnh: Huy Thư.

Nói về hoạt động trải nghiệm thực tế với chủ đề “Hương vị ngày Tết quê em”, cô giáo Hoàng Thị Long, tổng phụ trách đội trường tiểu học Nam Sơn chia sẻ: Chương trình thật sự là một sân chơi, vui mà học, lý thú và bổ ích, rèn luyện cho học sinh sự sáng tạo, khéo léo, tinh thần giao lưu học hỏi... Qua hoạt động trải nghiệm này còn giúp các em có thêm hiểu biết về Tết cổ truyền và yêu hơn những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, của dân tộc.  

                                           Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.