Tết xưa Hà Nội qua ảnh tư liệu quý

Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 1

Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.   

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 2

Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 3

Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai… 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 4

Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 5

Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 6

Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 7

Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 8

Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 9

Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 10

Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ… 

Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận. 

Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận. 


Theo Zing

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.