Vỉa hè không của riêng ai

(Baonghean) - “Cuộc chiến” vỉa hè bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh lan toả dần đến các tỉnh thành khác trên cả nước. Nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận dậy lên, có người đồng tình, có kẻ phản đối. Cũng có người nửa đồng tình nửa không, băn khoăn giữa lý và tình.

Theo lý thì vỉa hè không của riêng ai, không ai có quyền trưng dụng phục vụ lợi ích cá nhân, huống chi lại còn chiếm dụng toàn bộ, không chừa cho người đi bộ dù chỉ một lối nhỏ. Theo tình thì vỉa hè là cái cần câu cơm của vô số người lao động ở tầng thấp của xã hội, làm sạch vỉa hè cũng có nghĩa là đẩy họ vào cảnh không việc làm, không thu nhập. 

Nhiều hộ kinh doanh dọc đường Hồng Sơn (TP. Vinh) lấn chiếm trọn cả vỉa hè. Ảnh: Nguyên Nguyên
Nhiều hộ kinh doanh dọc đường Hồng Sơn (TP. Vinh) lấn chiếm trọn cả vỉa hè. Ảnh: Nguyên Nguyên

Tôi nhớ có lần đi theo đội trật tự đô thị thành phố ra quân “làm sạch” các hàng quán tự phát lấn chiếm vỉa hè trước một bệnh viện lớn vào hàng nhất, nhì thành phố. Nhìn cảnh tượng ngay trước cổng bệnh viện là một khu chợ tự phát, toàn hàng quán căng bạt, dựng bàn ghế bát nháo quả thực không thể xem là đẹp mắt.

Chưa kể, mỗi khi trời mưa, con đường đất bên hông bệnh viện ướt lẹp nhẹp cộng thêm bao ni lông, rác thải từ chợ hết sức mất vệ sinh, mâu thuẫn tột độ với bệnh viện ở ngay bên cạnh. Vừa thoáng thấy bóng dáng mấy chiếc xe ô tô của đội trật tự từ xa, các chủ hàng quán vội vã tháo dỡ ô, dù, bạt che phủ vươn ra chiếm hết vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường.

Đội trật tự ào đến như một cơn gió, cùng tham gia vào việc tháo dỡ nói trên, chỉ khác cái là những vật dụng bị họ tháo sẽ “đáp bến” trên thùng xe để đưa về nơi tập kết của đội. Một lát sau, trên thùng xe chất đầy bàn ghế, vải bạt, khung đỡ dựng quán,… Người dân vây xung quanh xe, chực chờ khi không có người để ý là lao lên cướp lại các vật dụng bị tịch thu. Một thành viên của đội trật tự phải leo lên đứng hẳn trong thùng xe để giữ đồ. Những tiếng la ó, chửi bới nhao nhao cả một con đường. “Mấy người có để cho bầy tui kiếm sống nữa không?”, “Tại răng lại chèn ép bầy tui?”, “Trả đồ cho người ta làm ăn mấy ông ơi”, “Bớ làng ơi ra mà xem họ bắt dọa dân”… Thậm chí có cả những lời hăm dọa tục tĩu.

Dường như đã quen với những phản ứng này, đội trật tự chỉ im lặng làm xong việc của mình rồi lên xe đến những điểm khác. Đoạn đường trước cổng bệnh viện trông có vẻ sáng sủa hơn chút ít nhưng những hàng quán lôi thôi lếch thếch thì vẫn còn đó. Và ít hôm sau, họ lại mua sắm bàn ghế, ô, bạt mới, lại thản nhiên chiếm dụng vỉa hè như thể không có chuyện gì xảy ra. 

Ai cũng cần kiếm sống, nhưng phải kiếm sống một cách nhân văn. Nhân văn ở đây không có nghĩa ban phát lòng thương hại mù quáng bất chấp lý lẽ, pháp luật cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Nhân văn ở đây là mưu sinh cho bản thân, nhưng đồng thời cũng nhìn lại xem mình có đang chà đạp lên quyền lợi của người khác, lên môi trường sống của cộng đồng hay không.

Vỉa hè là của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta. Không phải vì tôi nghèo mà tôi có quyền được chiếm dụng cái vỉa hè làm của riêng, còn anh giàu hơn thì anh phải nhường vỉa hè cho tôi và mời anh xuống lòng đường mà đi bộ. Trước pháp luật, ai nấy đều bình đẳng - về quyền và cả về nghĩa vụ. 

Hải Triều

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.