Chuyện giáo dân gom rác, sửa đường

(Baonghean.vn) -  Ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) ai cũng biết ông Lê Văn Yên (SN 1952) giáo xứ Phúc Yên, xóm Yên Bình, bởi việc làm ý nghĩa của ông: gom rác và sửa đường.

Bất kể là ngày nắng hay ngày mưa, mỗi sáng khoảng 7 - 8 giờ là ông ra khỏi nhà, đi chân đất, bên hông đeo một cái liềm và con dao rựa, trong túi còn có chiếc bật lửa, nắm giấy loại. Trên đường đi, gặp rác thì ông dùng liềm để “nhặt”, nếu là “rác cứng” thì ông sẽ về lấy thêm cái bao xác rắn để bỏ vào.  

Ông
Ông Lê Văn Yên đang nhặt rác. Ảnh: Đạm Phương

Đường ra đồng gặp mô đất cao, ông về nhà lấy cuốc, bạt đất san phẳng, dầm chặt, lấy gạch nện cho thật chắc đề phòng có trận mưa trôi hết đất. Gặp hố trũng, ông lại quang gánh tìm đất, đá rồi nắn, dầm đến khi nào bằng phẳng mới thôi. Hết việc ở xóm mình ông lại đi xóm khác, từ đầu xã đến cuối xã chẳng có bờ đất, ruộng bãi nào không có dấu chân ông. 

Ở bờ ruộng, nhiều người dân không có ý thức sau khi bón phân, phun thuốc, chai lọ, túi ni lông vứt bên ruộng, ông lại lọ mọ đi nhặt, phân loại, cái nào đốt được thì đốt ngay tại đồng, cái nào đáng để chôn lấp thì gom lại đưa vào bãi rác để chôn lấp.

Bãi rác của xã từ khi đưa vào sử dụng tới nay, ông là người hiểu rõ nhất góc nào rác bẩn, góc nào rác “cứng”, góc nào rác cần phải đốt, tiêu hủy. Ở đó, ông như là “chủ nhân” vậy, ra vào và ‘’sử dụng” hàng ngày. Có hôm ông vừa dọn xong, hôm sau ra, bãi rác lại ngổn ngang đủ loại rác ở cổng ra vào, ông lại cặm cụi phân loại để đốt và chôn lấp.

.
Ông Lê Văn Yên đang xử lý rác tại bãi rác của xã. Ảnh: Đạm Phương

Hỏi ông việc vì sao cứ ngày ngày đi làm những việc không ai làm, ông chỉ cười: “Tui làm vì tui chứ không vì ai cả”. Quan niệm và làm vậy vì như ông tâm sự, bà Thọ - vợ ông bị ung thư dạ dày 10 năm nay rồi, như người ta không có tiền, không có sức khỏe thì về với ông bà từ lâu rồi, nhưng bà Thọ chỉ uống thuốc nam mà mười năm nay có đau ốm gì đâu. Không phải chuyền hóa chất, không đi bệnh viện điều trị mà vẫn đồng áng, cơm nước chăm lo cho gia đình, để ông đi làm việc “không có ai làm”.

Nhà ông đối diện với nhà thờ, cha Nhàn – cũng là người có nhiều việc làm tốt nên người dân trong xã rất kính trọng. Cha thường xuyên sang chơi nói chuyện và động viên ông, cũng chính cha là người cho in những tấm biển cấm đổ rác để ông đi cắm, cảnh báo mọi người không nên vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường. Ngày ngày nghe tiếng chuông nguyện nên lòng ông thanh thản. Ông tin việc làm của mình không chỉ để cho môi trường sạch hơn, trong lành hơn mà vì Chúa đã ban cho vợ chồng ông cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Các con ông lần lượt dựng vợ gả chồng, có gia đình riêng, ông bà vẫn ngày ngày với nếp sống: ai lo việc nấy, bà vẫn tần tảo chợ búa, cơm nước và ra đồng để ông có thời gian “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”...

  Hai vợ chồng giáo dân Lê Văn Yên là tấm gương
Hai vợ chồng giáo dân Lê Văn Yên là tấm gương "sống tốt đời, đẹp đạo" của giáo xứ Phúc Yên. Ảnh: Đạm Phương

Việc ông làm ai ai cũng biết, nhiều người cũng khuyên ông nên đề nghị xã trích ngân sách trả lương, nhưng ông trả lời: tui làm việc không phải để được trả công. Ông tâm tư vậy, nên chính quyền xã thường xuyên đưa ông làm tấm gương sáng để mọi người học tập, cũng để nhắc nhở thêm về ý thức bảo vệ môi trường. Cuối năm 2016, lãnh đạo xã ghi nhận và động viên ông bằng tấm giấy khen và số tiền 1.500 ngàn đồng thưởng ông ba năm chuyên làm việc nhặt rác, sửa đường cho bà con trong xã…

Hà Linh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.