Nghề đánh cá đêm trên sông Lam

(Baonghean.vn) - Đêm đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ yên bình, là khi những người dân vạn chài Thanh Chương lại lặn lội để mưu sinh trên dòng Lam.

Ngay từ đầu chiều, người dân các xóm vạn chài Hà Long, xã Thanh Hà, Giang Thủy xã Thanh Giang đã tập trung về các bến trên sông Lam, đoạn giáp ranh giữa hai xã này để đánh cá. Ở đây sông trảng, thẳng, cạn, việc đánh bắt cá có nhiều thuận lợi. Ảnh: Huy Thư
Ngay từ đầu chiều, người dân các xóm vạn chài Hà Long, xã Thanh Hà, Giang Thủy xã Thanh Giang đã tập trung về các bến trên sông Lam, đoạn giáp ranh giữa hai xã này để đánh cá. Ở đây sông cạn, việc đánh bắt cá thuận lợi hơn. Ảnh: Huy Thư
Phương tiện đánh bắt cá chủ yếu là lưới 3 tầng, dài khoảng 150m – 200 m, cao hơn 1m. Thả lưới để bắt cá đêm, mỗi lưới đều gắn với 1 chiếc đèn phao ngoài giúp người đánh cá theo dõi lưới của mình còn báo hiệu cho các thuyền đi lại trên sông biết đường mà né tránh. Thường thì mỗi thuyền có một màu đèn riêng để phân biệt. Ảnh: Huy Thư
Phương tiện đánh bắt cá chủ yếu là lưới 3 tầng, dài khoảng 150m – 200 m, cao hơn 1m. Để bắt cá đêm, mỗi lưới đều gắn với 1 chiếc đèn phao giúp người đánh cá theo dõi lưới của mình và  báo hiệu cho các thuyền đi lại trên sông biết đường tránh. Thường thì mỗi thuyền có một màu đèn riêng để phân biệt. Ảnh: Huy Thư
Mỗi bến sông tập trung mười mấy chiếc thuyền, họ không buông lưới cùng lúc vì lưới sẽ xoắn vào nhau, mà lần lượt hết người này rồi đến người khác. Thời gian mỗi lần buông lưới kể từ lúc rải lưới đến lúc thu về khoảng 30 phút. Đêm thanh vắng, những chiếc thuyền làm cá trên sông lần lượt thay phiên nhau buông lưới cho tới sáng. Ảnh: Huy Thư
Mỗi bến sông tập trung mười mấy chiếc thuyền, họ không buông lưới cùng lúc vì lưới sẽ xoắn vào nhau, mà lần lượt hết người này rồi đến người khác. Thời gian mỗi lần buông lưới kể từ lúc rải lưới đến lúc thu về khoảng 30 phút. Đêm thanh vắng, những chiếc thuyền làm cá trên sông lần lượt thay phiên nhau buông lưới cho tới sáng. Ảnh: Huy Thư
Ra sông từ chiều nên nhiều người phải mang theo cơm cơm, ăn tối ở trên sông. Ảnh: Huy Thư
Ra sông từ chiều nên nhiều người phải mang theo cơm tối tranh thủ ăn lúc chờ thu lưới. Ảnh: Huy Thư
Lúc buông lưới, họ cho thuyền chạy ngang sông, chân đạp mái chèo, tay rải lưới rất nhịp nhàng. Sau khi rải lưới, phao và thuyền cùng trôi xuôi dòng nước khoảng 500 – 700 m, thì thu lưới, bắt cá. Người đàn ông thường đi đánh cá lớn.  Ảnh: Huy Thư
Lúc buông lưới, họ cho thuyền chạy ngang sông, chân đạp mái chèo, tay rải lưới rất nhịp nhàng. Sau khi rải lưới, phao và thuyền cùng trôi xuôi dòng nước khoảng 500 – 700 m, thì thu lưới, bắt cá. Đàn ông thường đánh cá lớn. Ảnh: Huy Thư
Còn phụ nữ thì đi đánh cá nhỏ, cần cù nhặt lượm từng con cá mòi, cá bống… Ảnh: Huy Thư
Còn phụ nữ thì đi đánh cá nhỏ, cần cù nhặt lượm từng con cá mòi, cá bống… Ảnh: Huy Thư
Mỗi lần buông lưới, ai may mắn thì trúng vài con cá vên, mỗi con nặng trên dưới 1kg. Cá vên là loại cá ngon, khi thủy triều dâng thường ngược nước sông Lam vào tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch. Gặp đàn cá thì được hàng chục con, nhưng có khi thức cả đêm cũng không được con nào. Ảnh: Huy Thư
Mỗi lần buông lưới, ai may mắn thì trúng vài con cá vên, mỗi con nặng trên dưới 1kg. Cá vên là loại cá ngon, khi thủy triều dâng thường ngược nước sông Lam vào tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch. Ảnh: Huy Thư
Khi thuyền về bến, mọi người cùng tập trung gỡ cá, cười nói xôn xao. Theo anh Nguyễn Đình Thân (43 tuổi) ở xóm Hà Long xã Thanh Hà, bên cạnh sự vất vả đêm hôm, nhất là những khi trời mưa rét, nghề đánh cá đêm cũng có những giờ phút ấm cúng, vui vẻ. Ảnh: Huy Thư
Khi thuyền về bến, mọi người cùng tập trung gỡ cá, cười nói xôn xao. Theo anh Nguyễn Đình Thân (43 tuổi) ở xóm Hà Long xã Thanh Hà, bên cạnh sự vất vả đêm hôm, nhất là những khi trời mưa rét, nghề đánh cá đêm cũng có những giờ phút ấm cúng, vui vẻ. Ảnh: Huy Thư

                                                                        Huy Thư

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.