Những bữa cơm muộn của ngư dân trên Vịnh Bắc Bộ

(Baonghean.vn) - Công việc hoàn thành lúc nào thì ăn lúc đó, vì vậy mà nhiều bữa cơm của ngư dân đánh cá trên Vịnh Bắc Bộ diễn ra vào rạng sáng.

 » Một ngày đánh cá của ngư dân Nghệ An trên Vịnh Bắc bộ
 

Một tháng, các ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ ở vùng biển Vịnh Bắc bộ thường có đến 25 ngày lênh đênh trên biển. Họ dường như quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt trên tàu, trong đó có cả những bữa cơm không theo giờ giấc. Ảnh. Tiến Hùng.
Một tháng, các ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ ở vùng biển Vịnh Bắc bộ thường có đến 25 ngày lênh đênh trên biển. Họ dường như quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt trên tàu, trong đó có cả những bữa cơm không theo giờ giấc. Ảnh. Tiến Hùng.
"Xong việc lúc nào thì ăn lúc ấy. Vì vậy những bữa cơm diễn ra vào lúc 3h sáng là chuyện bình thường trên tàu", thuyền trưởng Nguyễn Văn Diện (43 tuổi, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai), nói.
"Xong việc lúc nào thì ăn lúc ấy. Vì vậy những bữa cơm diễn ra vào lúc 3h sáng là chuyện bình thường trên tàu", thuyền trưởng Nguyễn Văn Diện (43 tuổi, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai), nói.
Việc thu lưới trên tàu anh Diện thường bắt đầu vào 11h trưa và kết thúc sau 21h. Tuy nhiên, đó là những ngày thuận lợi. Có những hôm, lưới bị vướng vào nhau hoặc bị rác, vỏ hàu đóng dày đặc..., các ngư dân phải gỡ đến gần rạng sáng mới hoàn thành. Ảnh. Tiến Hùng.
Việc thu lưới trên tàu anh Diện thường bắt đầu vào 11h trưa và kết thúc sau 21h. Tuy nhiên, đó là những ngày thuận lợi. Có những hôm, lưới bị vướng vào nhau hoặc bị rách, vỏ hàu đóng dày đặc..., các ngư dân phải gỡ đến gần rạng sáng mới hoàn thành. Ảnh. Tiến Hùng
Hoàng Đức Lin Đa (18 tuổi), phụ trách việc nấu nước trên tàu anh Diện. Lin Đa vẫn thường được các thuyền viên khác gọi là bếp trưởng. Phụ trách việc này, mỗi chuyến đi biển, Lin Đa được cộng thêm 3 điểm - tức nếu các thuyền viên khác được chia 10 triệu, Lin Đa sẽ được 13 triệu trong chuyến đi đó. Ảnh. Tiến Hùng.
Hoàng Đức Lin Đa (18 tuổi), phụ trách việc nấu nướng trên tàu anh Diện. Lin Đa vẫn thường được các thuyền viên khác gọi là bếp trưởng. Phụ trách việc này, mỗi chuyến đi biển, Lin Đa được cộng thêm 3 điểm - tức nếu các thuyền viên khác được chia 10 triệu, Lin Đa sẽ được 13 triệu trong chuyến đi đó. Ảnh. Tiến Hùng
Bếp trên tàu được để ở một góc nhỏ nhằm tiết kiệm diện tích vốn chật chội, sau khi dùng xong, khu vực này được đậy lại bằng ván để lấy chỗ sinh hoạt. Ảnh. Tiến Hùng.
Bếp trên tàu được để ở một góc nhỏ nhằm tiết kiệm diện tích vốn chật chội, sau khi dùng xong, khu vực này được đậy lại bằng ván để lấy chỗ sinh hoạt. Ảnh. Tiến Hùng
Trên tàu được mang theo nhiều đồ ăn từ trong đất liền nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là hải sản đánh bắt được. Ảnh. Tiến Hùng.
Trên tàu được mang theo nhiều đồ ăn từ trong đất liền nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là hải sản đánh bắt được. Ảnh: Tiến Hùng
Sam biển có giá khoảng 400.000 đồng một cặp được các ngư dân chế biến làm thức ăn trên tàu. Ảnh. Tiến Hùng.
Sam biển có giá khoảng 400.000 đồng một cặp được các ngư dân chế biến làm thức ăn trên tàu. Ảnh. Tiến Hùng
Cách làm chả cả thủ công trên tàu ngư dân. Ảnh. Tiến Hùng.
Cách làm chả cá thủ công trên tàu ngư dân. Ảnh: Tiến Hùng
Một nồi thức ăn thường thấy trong bữa cơm của ngư dân. Ảnh. Tiến Hùng.
Một nồi thức ăn thường thấy trong bữa cơm của ngư dân. Ảnh: Tiến Hùng
Những hôm làm việc đến 3h sáng, họ ăn cơm và nghỉ ngơi khoảng hơn 1 tiếng, sau đó lại tiếp tục công việc cho ngày mới.
Những hôm làm việc đến 3h sáng, họ ăn cơm và nghỉ ngơi khoảng hơn 1 tiếng, sau đó lại tiếp tục công việc cho ngày mới. Ảnh: Tiến Hùng

Tiến Hùng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.