Những kẻ 'thương vay khóc mướn'

(Baonghean.vn) -Nhìn những gì đám đông tụ tập ở Diễn Châu trong ngày 15/5 đã làm, nghe những gì mà các đối tượng này nói trong clip, sẽ dễ dàng nhận thấy có một sự bất thường không hề nhỏ. Giọng Nam, giọng Bắc, tóc xanh, tóc vàng đủ cả.

» Khi Nguyễn Đình Thục 'ăn cùng mâm, đi cùng xe' với kẻ phản động

 » Nguyễn Đình Thục lại kích động các đối tượng quá khích chặn quốc lộ 1A
 

Khóc mướn là một nghề có ở Việt Nam từ xưa. Là việc một người không có bà con họ hàng gì với người chết, được thuê để khóc trong đám tang để được nhận tiền công. Thành ngữ “Thương vay khóc mướn” được dùng để chỉ cái nghề của người nghèo này. Bởi, chỉ vì miếng cơm manh áo mà họ phải vật vã kêu gào, nước mắt hai hàng trong đám tang của người dưng nước lã. Xã hội bây giờ đã thay đổi, nghề khóc mướn kiếm cơm cũng không còn. Nếu có chăng, thì chắc cũng không phải để ai đó kiếm cơm, mà hẳn là vì một động cơ khác!

Phải dông dài một chút như vậy, để thấy rằng mọi chuyện đều không thể tự dưng. Ví như khi sự cố môi trường biển xảy ra ở các tỉnh miền Trung, vì cuộc sống, người dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã kiến nghị, công luận lên tiếng, Chính phủ và các bộ ngành vào cuộc quyết liệt, cuối cùng thì Formosa đã phải cúi đầu nhận lỗi và bồi thường thiệt hại. Việc đền bù, hỗ trợ kịp thời đó đã giúp ngư dân 4 tỉnh trong vùng thiệt hại có điều kiện chuyển đổi sản xuất, ổn định cuộc sống.

Song song với quá trình này, dưới sự giám sát của các bộ ngành chức năng, Formosa cũng đã khắc phục trên 50 hạng mục kỹ thuật, đảm bảo điều kiện an toàn khi vận hành sau này. Hệ sinh thái biển trong vùng cũng đã dần phục hồi, các loài thủy sản đã trở lại, ngư dân các địa phương tổ chức khai thác, đánh bắt bình thường. Từ đầu năm đến nay, bà con liên tục được mùa với những mẻ cá đạt giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Trong những ngày đầu tháng 5-2017, bà con ngư dân chuyên sản xuất nghề lộng ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) đã trúng đậm cá nục.
Trong những ngày đầu tháng 5-2017, bà con ngư dân chuyên sản xuất nghề lộng ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) đã trúng đậm cá nục. Theo ước tính, trong một đêm, mỗi tàu đánh bắt từ 500kg đến 2 tấn cá, một số tàu đánh được từ 3-4 tấn.  Trong ảnh: Cá tấp nập về bến ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch). -Ảnh: Báo Quảng Bình

Thế nhưng, cũng từ đầu năm đến nay, tại một nơi không có trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường này gây ra, lại liên tiếp xảy ra các vụ kéo nhau đi hàng chục km từ huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa hủy hoại môi trường.

Không biết ai đã chi bao nhiêu tiền để thuê những người này đi kiện Công ty Formosa?. Nhưng với chiêu bài đi kiện, những đám đông gồm hàng trăm người gồm cả xe máy, ô tô... này còn có những hành vi quá khích như chặn xe gây ách tắc giao thông trên QL 1A, chống người thi hành công vụ, đập phá tài sản, chiếm giữ cơ quan, trụ sở, cản trở việc điều hành công việc của chính quyền. Việc làm đó, dù nhân danh bất cứ động cơ gì, cũng là điều khó chấp nhận. Vì không thể nhân danh quyền lợi của người này để làm ảnh hưởng đến quyền được sống yên bình của người khác.

Thậm chí đó còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân đi khiếu kiện ngày 14/2/2017.
Nguyễn Đình Thục kích động những phần tử quá khích đi khiếu kiện ngày 14/2/2017.

Đáng nói là trong hầu hết những sự kiện đó, người ta thấy không chỉ thấp thoáng, mà đã hiện diện một cách lộ liễu của những kẻ cam tâm làm thuê cho các tổ chức phản động, đội lốt các nhà hoạt động xã hội để kích động người dân.

Ngay mới đây, khi Công an Nghệ An thực hiện lệnh bắt tạm giam Hoàng Đức Bình (SN 1983, trú tại xóm 6, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) về hành vi ''Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân'' quy định tại điều 257, 258 bộ luật Hình sự thì ngay lập tức, Linh mục Nguyễn Đình Thục đang ngồi chung xe với Bình đã điện thoại kêu gọi người dân tập trung ra QL 1A  gây cản trở giao thông, kéo đến bao vây trụ sở Công an huyện Diễn Châu “đòi thả người”, rồi quay clip tung lên mạng xã hội để lu loa công an bắt người vô cớ, đàn áp giáo dân…

Bình tĩnh ngồi xem những clip này, nhìn những gì đám đông tụ tập ở Diễn Châu trong ngày 15/5 đã làm, nghe những gì mà các đối tượng này nói trong clip, sẽ dễ dàng nhận thấy có một sự bất thường không hề nhỏ. Giọng Nam, giọng Bắc, tóc xanh, tóc vàng đủ cả. Chẳng thấy lý lẽ, chỉ nghe gào thét, thách thức, chửi bới. Không thấy hình ảnh vốn có của những vị chủ chăn hiền lành, đáng kính ngày ngày rao giảng điều hay lẽ phải trong một không gian trang nghiêm của giáo đường, mà chỉ thấy những người đàn ông mặc quần tây áo thun, đầu trần, tay lăm lăm điện thoại hò hét, chỉ huy đám đông gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông.

Những đối tượng quá khích nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục gây rối chiều 15/5/2017
Những đối tượng quá khích nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục gây rối, cản trở giao thông trên quốc lộ 1A chiều 15/5/2017  -Ảnh: P.V

 » Lai lịch tên phản động Hoàng Đức Bình vừa bị bắt khẩn cấp

 » Nóng: Bắt đối tượng phản động Hoàng Đức Bình
 

Vì vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Giữa linh mục Nguyễn Đình Thục và đối tượng phạm pháp Hoàng Đức Bình có mối quan hệ gì?

Nếu ông Nguyễn Đình Thục là linh mục quản xứ ở một địa phương của huyện Quỳnh Lưu, hoạt động mục vụ bình thường, thì Hoàng Đức Bình lại là một đối tượng phản động khi tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, mang màu sắc chính trị như nhóm "NoU Sài Gòn", "Phong trào lao động Việt"... Thi hành lệnh bắt Hoàng Đức Bình là việc làm bình thường của cơ quan chức năng theo đúng quy định của bộ luật Tố tụng hình sự nhằm ngăn chặn những hành vi chống phá chế độ, hại nước hại dân của y, ông Nguyên Đình Thục là một linh mục ở Quỳnh Lưu, thử hỏi, hà cớ gì lại kích động dân chúng gây rối! Hơn nữa, quyền gì mà ông lại đòi công an  “thả người”! 

Chúa chỉ dạy con chiên làm điều hay lẽ phải. Chúa không dạy ai “thương vay khóc mướn”; không dạy con chiên mang cây cối ngăn quốc lộ, cản trở giao thông; Chúa lại càng không dạy con người nói lời điêu toa, độc địa, chửi bới, ném gạch đá vào người khác.

Mỗi người có quyền tự do tín ngưỡng. Pháp luật thừa nhận và tôn trọng đức tin tôn giáo. Nhưng một người công giáo tốt, trước hết, phải là một công dân tốt. Mà công dân tốt thì không thể bao che, đồng lõa với những hành vi phá hoại cuộc sống an lành của mọi người!

Huệ Anh  

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.