Từ cậu bé học chuyên Toán trở thành chủ nhân tấm HCB Hóa học quốc tế

(Baonghean.vn) - Sau 15 năm, niềm vui đã đến với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu với tấm Huy chương Bạc của em Hoàng Nghĩa Tuyến ở Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế năm 2017. 

» Học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đạt HCB Olympic Hóa học Quốc tế

"Bước ngoặt" của cậu bé chuyên Toán

Hoàng Nghĩa Tuyến vốn là học sinh chuyên Toán của Trường THCS Đặng Thai Mai. Vì vậy, việc một học sinh từng đoạt giải ba môn Toán tại Kỳ thi Học sinh giỏi Tỉnh lớp 9 bỗng chuyển sang ôn thi môn Hóa học khiến nhiều người bất ngờ. Người định hướng cho Tuyến không ai khác chính là anh Hoàng Nghĩa Lường – bố Tuyến bởi đơn giản anh muốn con học một môn “nặng” tính ứng dụng thay vì học môn mà “học hết đời cũng không hết”.

Đưa ra quyết định này, cả hai bố con Tuyến cũng tự đánh cuộc với chính mình bởi lúc đó đã là học kỳ II của lớp 9. Bản thân Tuyến, lực học hóa khi đó cũng chỉ ở mức "trung bình"  vì vậy khi biết ý định Tuyến muốn thi vào lớp chuyên Hóa - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu nhiều thầy cô giáo cho rằng đó là điều "ảo tưởng". Xác định được điều này, nên thời điểm đó, hầu như Tuyến gác lại các môn học khác và tập trung vào Hóa học, dù với kiến thức bây giờ Tuyến chỉ được xếp học cùng lớp với các bạn tầm trung. Gần nửa năm đeo đuổi, sát ngày thi, Tuyến mới dám đánh liều, nhờ bố lên xin cô giáo cho được học cùng với các bạn ôn chuyên vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu để thử năng lực của mình…

Hoàng Nghĩa Tuyến - học sinh đạt Huy chương bạc tại Kỳ thi Olympic Quốc tế Hóa học năm 2017. Ảnh: NVCC
Hoàng Nghĩa Tuyến - học sinh đạt Huy chương bạc tại Kỳ thi Olympic  Hóa học Quốc tế năm 2017. Ảnh: NVCC

Ngay kỳ thi vào THPT năm đó, Tuyến đã đạt “á khoa” vào lớp chuyên Hóa Trường THPT chuyên Đại học Vinh. Một tuần sau, thầy cô và bạn bè lại tiếp tục bất ngờ khi Tuyến dành được 18/20 điểm và đạt thủ khoa đầu vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – vượt qua nhiều học sinh giỏi tỉnh khác.

Điều đặc biệt hơn, cũng trong kỳ tuyển sinh năm đó, Tuyến là học sinh duy nhất đạt thủ khoa “kép” khi điểm đầu vào 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ cùng đạt điểm cao ngất ngưởng với “đồng” 9,5 điểm. Sau kỳ thi này, mọi người bắt đầu hỏi nhau, và tìm hiểu xem Tuyến là ai?. Và cô giáo dạy ôn em lúc đó đã hóm hỉnh trả lời: Tuyến là một nhân tố bí ẩn!

Nói về thành tích lúc bấy giờ, Tuyến nói rằng: Mặc dù Hóa học là một môn em mới làm quen nhưng em thấy có rất nhiều điều lý thú và càng học càng thấy hấp dẫn. Điều thú vị đó là Hóa học rất gần với đời sống và em có thể áp dụng được những bài học từ trong sách vở ra ngoài đời thực và xem đó là một cách để tiếp thu bài học nhanh.

Hoàng Nghĩa Tuyến và bố tại gia đình. Ảnh: Mỹ Hà
Hoàng Nghĩa Tuyến và bố tại gia đình. Ảnh: Mỹ Hà.

Nỗi “tiếc nuối”của chủ nhân chiếc HCB

Thành tích thủ khoa đã giúp Tuyến thuận lợi hơn khi bước vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ấn tượng về Tuyến những ngày đầu, thầy giáo Nguyễn Tường Lân, giáo viên dạy Hóa học của trường cho biết: Tuyến  là một học sinh có khả năng tư duy tốt, tính độc lập cao, thích tìm tòi những vấn đề khó dù ít nói. 

Ngày mới vào Trường chuyên, do áp lực bài vở nên Tuyến học ngày, học đêm. Lo sợ con học quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bố của Tuyến phải đến trường nhờ thầy cô "can thiệp", cấm không cho học quá nhiều. Ngoài học trên lớp, Tuyến còn thường xuyên lên mạng, vào các trang mạng nước ngoài để tìm các bài toán khó và dành phần lớn thời gian để "tự nghiên cứu, tự học".

Hoàng Nghĩa Tuyến và thầy giáo Hoàng Tường Lân (giữa) tại lễ đón ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh:NVCC
Hoàng Nghĩa Tuyến và thầy giáo Tường Lân (giữa) tại lễ đón ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh:NVCC

Điều may mắn cho Tuyến đó là cô giáo Quỳnh Anh – cô giáo chủ nhiệm và thầy giáo bồi dưỡng – thầy Tường Lân là hai vợ chồng. Vì vậy, mỗi người dù một mảng khác nhau (thầy Lân dạy phần Hữu cơ, cô Quỳnh Anh dạy phần Đại cương và Vô cơ) nên việc phát hiện, bồi dưỡng, tư vấn định hướng cho các em học sinh có nhiều thuận lợi và hiệu quả. 

Về phía gia đình, dù bố và mẹ em không có điều kiện học nhiều (mẹ làm công nhân nhà máy dệt, bố làm nghề tự do) nhưng luôn tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Chia sẻ về lý do, anh Hoàng Nghĩa Lường nói rằng: “Nhà tôi ngày xưa nghèo, bố mẹ mất sớm nên sáu anh chị em tự nuôi nhau lớn lên. Tui học đến cấp 3 thì cũng phải nghỉ vì không có tiền đi học nữa. Cuộc đời tôi coi như vất vả đã đành, nhưng đến đời con, tui không muốn đứa mô phải thiếu thốn về cái học… Hơn nữa, nếu con mình nó học không được, lại là chuyện khác, nhưng nó thông minh, có năng lực thì mình phải cố cho con”.

Thành công đến với Tuyến bắt đầu từ lớp 11 khi em đạt Giải Nhì tại Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia. Đến lớp 12, Tuyến "bứt" lên dành giải Nhất và giành một suất được thi tiếp vòng 2 để chọn đội tuyển Quốc gia tham dự Kỳ thi Olympic Quốc tế. Đây cũng là một kỳ thi hết sức khó khăn bởi nếu như các môn khác có thể chọn 5 - 6 học sinh thì môn Hóa học chỉ chọn được 4 em vào đội tuyển. Để vượt qua vòng này, Tuyến và 32 thí sinh khác trong cả nước phải vượt qua nhiều kỳ thi căng thẳng, thậm chí còn căng thẳng hơn kỳ thi quốc tế.

Sau khi lọt vào đội tuyển, hầu như Tuyến 'ăn, ngủ" cùng đội tuyển ở Hà Nội và chỉ tranh thủ được vài ngày để chụp ảnh kỷ yếu với các bạn vào dịp giữa tháng 5. Đến với kỳ thi này, Tuyến cũng chịu nhiều áp lực bởi đã 15 năm nay, Trường Phan đang "khát" huy chương môn Hóa học.

Hoàng Nghĩa Tuyến (ngoài cùng bên trái) vùng với các bạn quốc tế tại Thái Lan. Ảnh: NVCC
Hoàng Nghĩa Tuyến (ngoài cùng bên trái) cùng với các bạn quốc tế tại Thái Lan. Ảnh: NVCC

Đây cũng có thể là lý do khiến Tuyến bước vào kỳ thi trong tâm thế khá hồi hộp. Vì vậy, dù thực lực của Tuyến được đánh giá là khá cao nhưng trong quá trình làm bài Tuyến có nhiều thiếu sót đáng tiếc dù rằng đáp án vẫn đúng. Kết quả, so với học sinh đạt Huy chương Vàng, điểm số của Tuyến chỉ thiếu chưa đến 0,1 điểm. 

Kể lại điều này, thầy giáo Nguyễn Tường Lân cho biết: Khi thảo luận chấm thi thì các thầy cô nhận định Tuyến sẽ ở vùng giáp ranh giữa Huy chương Vàng và Huy chương Bạc. Đến khi có kết quả, ai nấy đều tiếc nuối và cố gắng tranh luận để "đổi màu" được tấm huy chương. Tuy nhiên, điều may mắn đã không xảy ra. Kết quả này, cũng giúp thầy và trò rút ra nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là về kỹ năng làm bài, tâm lý...

Với tấm Huy chương Bạc môn Hóa học, thêm một lần nữa Tuyến tự tin vào con đường của mình đã chọn và em sẽ đăng ký vào khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu của mình. Cậu học trò Trường Phan cũng nuôi hi vọng sẽ học thật tốt để được đi du học và sẽ trở về để được làm việc ở nước nhà.

Mỹ Hà

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.