Mạo hiểm nghề trèo trám ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Quả trám đen - món ăn sạch được nhiều người ưa thích, nhưng việc thu hái không hề đơn giản. Hiện nay, nghề “trèo trám” được xem là một trong những nghề mạo hiểm. 

 » Những món ăn ngon từ quả trám
 

Trám đen phân bố ở trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. Ở Nghệ An, trám đen có nhiều ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ… Tuy diện tích trồng trám đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, mọc trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét. Ảnh: Huy Thư
Trám đen phân bố ở trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. Ở Nghệ An, trám đen có nhiều ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ… Diện tích trồng trám đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, mọc trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét. Ảnh: Huy Thư
Quả trám nhỏ (chiều dài 2,5 - 3cm, đường kính khoảng 1cm) khi chín có màu đen thẫm, bám chắc vào cành lá, lại ở trên những cây cao, nên việc thu hái rất khó khăn. Ảnh: Huy Thư
Quả trám nhỏ (chiều dài 2,5 - 3cm, đường kính khoảng 1cm) khi chín có màu đen thẫm, bám chắc vào cành lá, lại ở trên những cây cao, nên việc thu hái rất khó khăn. Ảnh: Huy Thư
Ở những địa phương có nhiều trám, thường hình thành đội ngũ những người chuyên đi hái trám - nghề “trèo trám”. Họ mua trám khi mới đậu quả, chờ trám chín là đến thu hoạch, để bán lẻ hoặc nhập cho các điểm thu mua. Dụng cụ hái trám khá đơn giản, chỉ là những chiếc sào gắn liền với lưỡi hái, bằng sắt, hình trăng khuyết. Ảnh: Huy Thư
Ở những địa phương có nhiều trám, thường hình thành đội ngũ những người chuyên đi hái trám - nghề “trèo trám”. Họ mua trám khi mới đậu quả, chờ trám chín là đến thu hoạch, để bán lẻ hoặc nhập cho các điểm thu mua. Dụng cụ hái trám khá đơn giản, chỉ là những chiếc sào gắn liền với lưỡi hái, bằng sắt, hình trăng khuyết. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Hoàng Hòa ở xóm 12, xã Thanh Tiên (Thanh Chương) - một người có thâm niên gần 20 năm trong nghề “trèo trám” cho biết: Thân cây trám cao lớn, thẳng đuột, rất khó trèo. Trèo được lên cây trám là thử thách ban đầu, còn đứng trên cây mà chọc được trám, hái được trám mới là khó khăn”. Người mới tập trèo thường dùng thang để hỗ trợ một đoạn dưới gốc cây. Ảnh: Huy Thư
Muốn làm nghề "trèo trám" điều tiên quyết là phải biết trèo cây, không sợ độ cao. Anh Nguyễn Hoàng Hòa ở xóm 12, xã Thanh Tiên (Thanh Chương) - một người có thâm niên gần 20 năm trong nghề “trèo trám” cho biết: Thân cây trám cao lớn, thẳng đuột, rất khó trèo. Trèo được lên cây trám là thử thách ban đầu, còn đứng trên cây mà chọc được trám, hái được trám mới là khó khăn”. Người mới tập trèo thường dùng thang để hỗ trợ một đoạn dưới gốc cây. Ảnh: Huy Thư
Những người trèo cây thành thục thì chủ yếu là trèo buông. Người trèo dùng hai tay, hai chân quặp lấy thân cây, cứ thế phối hợp cả tay lẫn chân để đưa người lên cao. Ảnh: Huy Thư
Những người trèo cây thành thục thì chủ yếu là trèo buông, thoắt một cái đã lên tận ngọn. Người trèo dùng hai tay, hai chân quặp lấy thân cây, cứ thế phối hợp cả tay lẫn chân để đưa người lên cao. Ảnh: Huy Thư
Một số người còn dùng dây thừng để trèo trám, nhưng rất phức tạp. Ảnh: Huy Thư
Một số người còn dùng dây thừng để trèo trám, nhưng rất phức tạp. Ảnh: Huy Thư
Những giỏ trám đen lóng lánh, béo bùi nhưng để hái được nó thật sự là lắm công phu, nhiều lúc còn đánh đổi cả tính mạng. Ảnh: Huy Thư
Những giỏ trám đen lóng lánh, béo bùi nhưng để hái được nó thật sự là lắm công phu, nhiều lúc còn đánh đổi cả tính mạng. Ảnh: Huy Thư
 
Trèo cây đã khó, chọc được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Người trèo trám phải lựa chọn các tư thế phù hợp, vừa giữ thăng bằng, vừa dùng sào để chọc được quả. Những cây trám lớn, thường 2 - 3 người phối hợp cùng trèo một cây, mỗi người hái một nhành lớn. Họ thường chọn ngày nắng ráo để hái trám, chỉ khi trám chín đồng loạt, phải hái gấp mới đi trèo trám trong mưa (tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn). Ảnh: Huy Thư
Bởi, chọc được quả trám trên cây, người trèo trám phải lựa chọn các tư thế phù hợp, vừa giữ thăng bằng, vừa dùng sào để chọc được quả. Những cây trám lớn, thường 2 - 3 người phối hợp cùng trèo một cây, mỗi người hái một nhành lớn. Họ thường chọn ngày nắng ráo để hái trám, chỉ khi trám chín đồng loạt, phải hái gấp mới đi trèo trám trong mưa  bởi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Ảnh: Huy Thư
Khi đã trèo lên cây, người trèo trám phải trổ hết các “chiêu” đứng, ngồi, víu với, kẹp vào chạng 3…để chọc quả, dù mỏi mệt cũng cố hái xong mới xuống, không lên xuống cây trám nhiều lần, tốn sức. Ảnh: Huy Thư
Khi đã trèo lên cây, người trèo trám phải trổ hết các “chiêu” đứng, ngồi, víu với, kẹp vào chạng 3…để chọc quả, dù mỏi mệt cũng cố hái xong mới xuống, không lên xuống cây trám nhiều lần, tốn sức. Ảnh: Huy Thư
Một pha chọc trám mạo hiểm: Người trèo nằm ngửa, chân quặp cành cây, hai tay cầm sào chọc quả, không hề có bảo hiểm, dù chỉ là một sợi dây. Anh Lưu Văn Thắng ở xóm 5, xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết: Trám là cây thân giòn dễ gãy, trèo trám khá nguy hiểm, từ trước đến nay đã xảy ra nhiều vụ trèo trám bị rơi, gãy tay chân, bại liệt, chết người. Ảnh: Huy Thư
Một pha chọc trám mạo hiểm: Người trèo nằm ngửa, chân quặp cành cây, tay vừa quàng qua cành cây vừa cầm sào chọc quả, không hề có bảo hiểm, dù chỉ là một sợi dây. Anh Lưu Văn Thắng ở xóm 5, xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết: Trám là cây thân giòn dễ gãy, trèo trám khá nguy hiểm, từ trước đến nay đã xảy ra nhiều vụ trèo trám bị rơi, gãy tay chân, bại liệt, chết người. Ảnh: Huy Thư
Làm nghề trèo trám thường đi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 -3 người, đông thì 7 - 8 người, có khi cả gia đình. Họ đi khắp các huyện trong tỉnh, có khi sang cả Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh)… để tìm trám. Đàn ông, con trai thì chuyên trèo hái, phụ nữ chuyên nhặt quả. Do trám tự nhiên thường mọc ở những địa hình chênh vênh, nhiều cây bụi rậm rạp nên nhặt trám cũng là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó. Ảnh: Huy Thư
Làm nghề trèo trám thường đi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 người, đông thì 7 - 8 người, có khi cả gia đình. Họ đi khắp các huyện trong tỉnh, có khi sang cả Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh)… để tìm trám. Đàn ông, con trai thì chuyên trèo hái, phụ nữ chuyên nhặt quả. Do trám tự nhiên thường mọc ở những địa hình chênh vênh, nhiều cây bụi rậm rạp nên nhặt trám cũng là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó. Ảnh: Huy Thư
Ông Hoàng Văn Trí (54 tuổi) ở xóm Tiền Chính xã Võ Liệt (Thanh Chương) cho biết: “Nghề
Ông Hoàng Văn Trí (54 tuổi) ở xóm Tiền Chính xã Võ Liệt (Thanh Chương) cho biết: “Nghề "trèo trám" có thu nhập khá, mỗi mùa trám, gia đình tôi cũng kiếm được vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, đây là một nghề mạo hiểm, liều mạng, không phải ai cũng muốn làm và làm được”. Ảnh: Huy Thư

                                                                  Huy Thư

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.