Khách Tây phát minh công cụ 'nói không cần lời' ở Việt Nam

Trong một tối uống bia ở Việt Nam, ba chàng khách du lịch Thụy Sĩ nảy ra ý tưởng giúp mọi người giao tiếp mà không cần biết ngoại ngữ hay tiếng bản địa. Họ vẽ 40 biểu tượng về chuyện ăn, ngủ nghỉ, giao thông lên áo. 

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam

Hãy quên từ điển hay Google dịch đi. Chiếc áo phông có tên là IconSpeak có thể nói ngôn ngữ quốc tế thay bạn. Nó được in trước mặt 40 hình biểu tượng quốc tế thông dụng về các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Dựa trên đó, bạn có thể giao tiếp với người dân địa phương khi đi du lịch mà không cần phải chật vật vì rào cản ngôn ngữ.

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam-1

Theo Bored Panda, ý tưởng thiết kế chiếc áo phông độc đáo và hữu ích này do ba người Thụy Sĩ có tên là George, Steven và Florian nghĩ ra. Vào một buổi tối đi uống bia khi đang du lịch ở Việt Nam, ba người nảy ra ý tưởng này và ngay lập tức bắt tay vào hiện thực hóa "trợ thủ" đắc lực cho dân phượt trên khắp thế giới.

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam-2

George, Steven và Florian chia sẻ, trong hành trình du lịch của mình họ đã nhiều lần gặp phải tình huống khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ, rất nhiều trong số đó chỉ được giải quyết khi họ vẽ hoặc miêu tả bằng biểu tượng để giải thích. Vì vậy họ nghĩ rằng việc mang theo một bảng biểu tượng miêu tả các hoạt động thông dụng trong cuộc sống sẽ rất hữu ích khi đi du lịch nước ngoài. Bạn chỉ cần chỉ vào hình và mọi người sẽ hiểu mà không cần phải giao tiếp bằng ngôn ngữ.

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam-3

Với ý tưởng đó, ba người bắt đầu phác họa thiết kế IconSpeak bằng cách đánh giá mức độ cần thiết và phổ biến của các hoạt động trong thực tế, từ đó thêm vào hoặc bỏ bớt đi biểu tượng in trên áo. Với chiếc áo này, cho dù bạn có đang ở vùng quê xa xôi của Trung Quốc hay Afghanistan mà không biết chút gì về tiếng địa phương thì mọi việc cũng trở nên dễ dàng.

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam-4

IconSpeak đã giúp ích rất nhiều cho anh chàng này trong những chuyến du lịch của mình.

khach-tay-phat-minh-cong-cu-noi-khong-can-loi-o-viet-nam-5

Với chiếc áo phông đầy biểu tượng này, thậm chí bạn sẽ không cần phải dùng đến những công cụ hỗ trợ ngoại ngữ nữa mà vẫn có thể thoải mái tận hưởng chuyến đi của mình ở khắp nơi trên thế giới.

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.