10 phép lịch sự phải biết khi du lịch Nhật Bản

Hiểu về những phép lịch sự cơ bản trong văn hóa Nhật sẽ rất hữu ích, nhất là khi bạn lần đầu đến thăm đất nước này, và cũng là để tránh rơi vào cảnh khó xử.

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 1

1. Để giày ở cửa ra vào: Đây là phép lịch sự tối thiểu, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay khi vừa vào nhà một người Nhật, hãy thể hiện sự tinh tế của mình bằng cách cởi giày, đặt chúng lên kệ ở lối ra vào. Ngoài ra, mũi giày cũng phải được xếp hướng về phía cửa.  Người Nhật luôn có dép riêng dùng để đi trong nhà, tương tự là khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh. Đừng nhầm lẫn giữa 2 loại dép này! 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 2

2. Lưu ý trước khi ăn: Câu mời trên bàn ăn của người Nhật là “Itadakimasu”. Thỉnh thoảng, một chén cơm hoặc mì udon nhỏ sẽ được mang ra kèm với thức ăn mà bạn yêu cầu. Hãy bưng chén bát khi ăn cơm, đừng cúi người xuống bàn.  Nếu thấy người phục vụ đặt lên bàn chiếc khăn nóng (Oshibori), hãy nhớ loại khăn này chỉ dùng để lau tay, tuyệt đối không lau mặt. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 3

3. Ăn sushi đúng cách: Khi ăn Nigiri sushi, hãy nâng miếng cá tươi lên và chấm vào nước tương, cho wasabi vào phần cơm trước khi đặt lát cá về vị trí cũ. Để phần cá chạm vào lưỡi. Nếu có thể, hãy ăn sushi bằng tay mà không dùng đũa. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 4

4. Tiền boa: Mọi dịch vụ tại Nhật Bản, từ đi taxi đến ăn uống tại nhà hàng, đều không chấp nhận tiền boa. Để lại tiền boa được xem như là một sự xúc phạm đối với người bản xứ. Nhiều chủ nhà hàng thậm chí đuổi theo khách một quãng đường dài, chỉ để trả phần tiền thừa mà họ bỏ lại sau khi thanh toán hóa đơn. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 5

5. Bồn cầu hiện đại: Nếu từng tìm hiểu nhiều về Nhật Bản, bạn sẽ biết người Nhật có khu vực nhà vệ sinh rất thú vị. Hãy học cách sử dụng những chiếc bồn cầu có thể điều chỉnh nhiệt độ khi ngồi, phát ra âm thanh để che đậy những tiếng động… nhạy cảm. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe tiếng chim hót, hoặc thấy có 2-3 cuộn giấy trong phòng vệ sinh để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 6

6. Uống rượu sake: Ly uống rượu sake tại các nhà hàng thường được đặt trong khay gỗ hình vuông (gọi là masu). Đừng bất ngờ khi người phục vụ rót sake tràn ly, khiến rượu đầy cả phần masu. Đây là 1 trong những văn hóa hết sức thú vị của người Nhật, nhằm thể hiện sự hiếu khách của họ. Bạn nên uống hết rượu trong ly, sau đó rót sake ở masu vào và tiếp tục uống cạn. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 7

7. Húp nước mì: Húp sì sụp khi ăn thường được xem là thô lỗ, nhưng ở Nhật Bản thì không. Việc ăn các loại mì như soba, udon, ramen… và húp nước thành tiếng được xem là một cách khách hàng tán thưởng đầu bếp, chứng tỏ bạn rất thích món ăn của họ. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 8

8. Nhận tiền thừa ở quầy thanh toán: Khi bạn trả tiền mặt ở cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng, thu ngân sẽ đặt tiền thừa vào chiếc đĩa nhỏ. Trước đó, họ sẽ đếm phần tiền thừa này ngay trước mặt khách, hãy chú ý nhìn xem đã đủ chưa. Nếu không nhìn rõ, hãy đề nghị họ đếm lại mà đừng tự mình làm việc này. Đếm lại tiền thừa sau khi đã nhận là một hành vi thô lỗ. Sau khi nhận tiền, nhân viên thu ngân sẽ nói một câu cảm ơn rất dài. Hãy kiên nhẫn đợi họ nói hết, nở nụ cười và cúi người theo góc 15 độ để chào tạm biệt. Nếu có thể, hãy thử nói từ “Arigatou” (Cảm ơn) như người bản xứ. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 9

9. Khẩu trang y tế: Khách du lịch có thể sẽ nhìn thấy rất nhiều người bản xứ quanh mình đeo khẩu trang y tế. Họ có thể đang bị ho (hoặc cảm lạnh), và không muốn lây bệnh cho người khác. Vì giao thông công cộng là phương tiện đi lại chủ yếu ở Nhật, bạn cũng nên trang bị một hộp khẩu trang y tế nếu cảm thấy không khỏe, tránh tình trạng ho mà không có gì che chắn. 

10 phep lich su phai biet khi du lich Nhat Ban hinh anh 10

10. Thang cuốn: Mỗi thành phố ở Nhật đều có những quy định khác nhau về việc nên đứng ở phía nào khi đi thang cuốn, nhường đường cho những người đang vội. Nếu du lịch ở Osaka, bạn phải đứng về phía bên phải, còn ở Tokyo thì ngược lại. 

Theo Zing.vn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.