Cần xóa bỏ 7 nỗi sợ của du khách khi đến Việt Nam

Đề án mới của Tổng cục du lịch sẽ giải quyết các bất cập, thu hút du khách đến và quay trở lại, đặc biệt xóa bỏ 7 nỗi sợ thường gặp khi đến Việt Nam.

Khách đến Việt Nam thường gặp 7 nỗi sợ: sợ cướp giật, sợ trộm cắp, sợ kẹt xe, sợ tai nạn giao thông, sợ thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ ô nhiễm môi trường... Trong thời gian tới, đề án phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên giải quyết được vấn đề này, đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc chiều ngày 14/9.

Trong buổi làm việc, các ý kiến được đưa ra có sự nhìn nhận thẳng thắn về những phản hồi của du khách đến Việt Nam và các dịch vụ cần cải thiện. Ông Vũ Quang Minh, đại diện Bộ Ngoại giao chia sẻ lý do khách đến Việt Nam nhưng "một đi không trở lại" vì vệ sinh môi trường. "Họ thấy kinh hoàng về vệ sinh, tôi cảm thấy mình tụt hậu so với nhiều nước bên cạnh", ông Minh cho biết.

Ùn tắc giao thông là một trong 7 nỗi sợ khiến khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam.
Ùn tắc giao thông là một trong 7 nỗi sợ khiến khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Huỳnh Văn Tí nhận xét, môi trường là vấn đề nhức nhối. Ông lấy ví dụ như việc xây dựng và quản lý tiêu chuẩn trong khách sạn chặt chẽ hơn, khách sạn nếu không sạch và xanh, thì không thu hút được khách du lịch.

Đề án Tổng cục Du lịch soạn thảo, đặt ra yêu cầu giải quyết được các bất cập hiện nay của du lịch, thu hút du khách đến và trở lại Việt Nam nhiều lần, cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ. Hiện nay vẫn còn tình trạng du khách chán Việt Nam vì đi ngủ sớm, hoặc thiếu chỗ tiêu tiền vì ít dịch vụ giải trí, mua sắm.

Đề án sẽ tạo thuận lợi hơn khi cấp visa, tiến tới cấp visa điện tử và hạ phí cấp visa; đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư vào ngành du lịch (đất đai, thuế, giá điện, giá nước,…); nâng mức phí du lịch để đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa - du lịch; xóa bỏ được 7 nỗi sợ của khách du lịch khi tới Việt Nam.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ VH-TT-DL nghiên cứu thực hiện tái cơ cấu ngành du lịch trong giai đoạn 2016- 2020 có tầm nhìn tới năm 2030 dựa trên 3 trọng điểm là: Hạ tầng, xác định loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch.

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.