Nghề đẩy khách ở các ga tàu điện ở Nhật Bản

Xuất hiện trong bộ đồng phục và đôi găng tay trắng, Oshiya - những người đẩy hành khách vào toa để tàu chạy đúng giờ, lại không nhận được nhiều thiện cảm.

Hệ thống đường ray của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì giờ giấc chuẩn xác. Tại thủ đô Tokyo, gần 40 triệu hành khách dùng tàu điện hàng ngày, lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện như bus, hay ôtô cá nhân. 

Hầu hết tuyến, tàu đến cách nhau 5 phút và dừng đón khách trong 2 - 3 phút. Khoảng 24 chuyến tàu chạy mỗi giờ cùng theo một hướng. Dù có rất nhiều tàu, hệ thống tàu điện ngầm vẫn rất đông đúc, quá tải, đặc biệt vào giờ cao điểm. Theo thống kê năm 2007 của Bộ đất đai, hạ tầng và vận tải Nhật, gần như tất cả tàu điện đều chạy quá năng suất, một số tuyến còn vượt tới mức 200%.

nghe-dy-khach-o-cac-ga-tau-dien-o-nhat-ban

Các Oshiya làm việc ở ga Shinjuku, Tokyo năm 1967. Ảnh: CNN

Vì phải chở gấp đôi số khách trên mỗi toa tàu, tại các ga có đội nhân viên mặc đồng phục gọi là oshiya (hay người đẩy khách). Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ "nhét" nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ. Công việc này thực sự rất khó tin và bạn phải tận mắt mới thấy nó như thế nào. 

Khi các oshiya lần đầu có ở ga Shinjuku, Tokyo, họ được gọi là "đội sắp xếp hành khách" và phần lớn là các học sinh sinh viên làm thêm giờ. Ngày nay, nhân viên ga và đội oshiya phải thay nhau làm trong giờ cao điểm. 

nghe-dy-khach-o-cac-ga-tau-dien-o-nhat-ban-1

Công việc đẩy khách lên tàu của các oshiya không nhận được nhiều thiện cảm. Ảnh: Alamy

Mới nổi của Nhật Bản nhưng nghề đẩy khách lên tàu điện ngầm lại là "sáng tạo" của người Mỹ, tại thành phố New York từ một thế kỷ trước. Họ không được yêu quý do luôn phải đẩy khách trong trạng thái có phần căng thẳng và được mệnh danh là "những kẻ nhồi cá". 

Vào năm 2012, nhiếp ảnh gia làm việc tại Hong Kong, Michael Wolf, đã chụp một chùm ảnh có tên Tokyo Compression, ghi lại gương mặt của các hành khách bị chèn ép trên tàu điện ngầm. Bộ ảnh cho thấy tình trạng tồi tệ bên trong hệ thống tàu điện ngầm. Cơ thể hành khách bị chèn chặt, ép vào những người khác tới nỗi họ không thể cử động được. Những người thấp hơn còn phải chịu sức nặng lớn hơn. 

Tokyo Compression - những gương mặt bị chèn ép trên tàu điện ngầm

Tokyo Compression - những gương mặt bị chèn ép trên tàu điện ngầm. Ảnh: Michael Wolf

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.