Ngôi làng cầu xin du khách đừng đến

Không có nhà hàng, khách sạn và để bảo vệ cả đàn hải mã di cư tới ngày càng nhiều, người dân ở Point Lay, Alaska, Mỹ, mong muốn du khách tránh xa nơi đây. 

Làng của người Inuit (nhóm người Alaska bản địa), ở Point Lay, bờ biển phía tây bắc Alaska, hiện là nơi có rất nhiều hải mã Thái Bình Dương kéo đến sinh sống. Mới đây khoảng 6.000 con hải mã di cư tới gần bờ hơn do băng trên biển đang dần tan đi.

Hiện tượng hải mã di cư ồ ạt tới Point Lay vào cuối năm là nguyên nhân chính khiến nhiều du khách kéo tới đây. Ảnh: AP.
Hiện tượng hải mã di cư ồ ạt tới Point Lay vào cuối năm là nguyên nhân chính khiến nhiều du khách kéo tới đây. Ảnh: AP.

Hiện tượng này thu hút những du khách yêu thích thiên nhiên, muốn khám phá thế giới tự nhiên, và tận mắt nhìn ngắm các sinh vật biển. Tuy nhiên, Point Lay hiện không có nhà hàng, khách sạn và chỉ 270 người dân sinh sống.

Các tàu thuyền và máy bay chở du khách tới vẫn mạo hiểm đáp xuống tiếp cận những con hải mã - nguồn thực phẩm của người Inuit. Vì thế cả ngôi làng đang lên tiếng cầu mong du khách hãy rời đi. 

Andrea Medeiros, đại diện Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) trả lờiAP: "Du khách tới nhiều nhưng địa phương không có nơi lưu trú. Người dân chỉ có thể nói với du khách rằng họ phải quay lại máy bay và trở về. Tôi nghĩ tình huống rất kỳ quặc với cả hai bên".

Dân địa phương quan tâm tới cả sự an toàn của du khách, những người phải qua một hành trình khắc nghiệt mới có thể tới hòn đảo có rào chắn để ngắm đàn hải mã. Khi đoàn khách gặp vấn đề do cho các nhiếp ảnh gia tới quá gần đàn hải mã, Lep Ferreira chủ tịch Hội đồng dân tộc Point Lay, cho biết ngôi làng không có chính sách truyền thông để đưa tin về hiện tượng di cư của loài vật này. Họ cũng đang làm việc với FWS để phát triển chiến lược "bãi bỏ du lịch", nghĩa là họ cầu xin du khách tránh xa ngôi làng.

Tổ chức này có một quỹ tiền gồm 185.300 USD lập nên trong hai năm qua để tập huấn thanh niên địa phương quay phim, chụp hình các loài động vật cho mục đích giáo dục, tìm hiểu về tuổi, giới và số lượng đã chết của đàn hải mã. 

Chúng bắt đầu di cư tới bờ biển phía tây bắc Alaska nhiều hơn từ năm 2007, vì nhiệt độ tăng lên dẫn tới các biển băng di chuyển quá xa khiến đàn hải mã không thể bơi lội và kiếm ăn được nữa. 

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.