Thơ vua Lê Thánh Tông khi hành quân qua biển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhắc đến vị vua sáng giá nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam , chắc hẳn ai cũng nghĩ đến Lê Thánh Tông. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, hiệu là Thiên Nam động chủ. Ông là vị Thánh chúa minh quân trên nhiều mặt, từ chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp… từng bước có những cải cách quy mô và hệ thống, đưa Đại Việt đi vào thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến.

Ông còn là một nhà quân sự chiến lược đại tài, khi là người thân chinh cuộc Nam tiến (1471) và Tây tiến (1479), mở rộng lãnh thổ nước ta tới tận Quảng Ngãi, Phú Yên. Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn yêu chuộng văn học, lập nên “Tao đàn nhị thập bát tú” gồm 28 thi nhân, vua tôi cùng nhau xướng họa, ca ngợi cảnh thanh bình và phát triển của đất nước thời kỳ thịnh trị. Xin giới thiệu chùm thơ 3 bài (chỉ in bản dịch thơ) vua Lê Thánh Tông sáng tác khi hành quân qua các cửa biển thuộc tỉnh Nghệ An, trên đường đi đánh Chiêm Thành, năm 1470.

Bài 1:

Sáng sớm trú quân ở cửa biển Thai Viên, ta đứng ở thuyền lầu nhìn xa ra ngoài biển thấy từng cánh buồm từ cửa bể Đan Giáp đi thẳng vào Nghệ An nườm nượp như đàn bướm. Núi Thai Viên cao sừng sững ngoài biển khơi. Lên cao mà trông ra xa, hứng thơ dễ nảy, lòng nhớ tới mẹ hiền chẳng thể nào mà nguôi ngoai được, bỗng thành bài thơ 56 chữ rằng:  

Trên đỉnh Thai Viên bóng chiều tà,

Kinh thành vời vợi vạn dặm xa.

Sầu lên mây trắng hồn thơ khổ,

Trông cùng trời biển cánh buồm nhòa.

Cõi Tây lũ rợ ươm mầm xấu,

Phương Nam kinh trại gộp một nhà.

Quét sạch hôi tanh, quy bờ cõi,

Rửa binh ấy lại kéo ngân hà!

 

Bài 2:

Canh ba rời thuyền vào Cảng Hoa Cái ở Nghệ An. Canh tư vào đến cửa cảng. Sáng sớm ra sông lớn là cửa biển Đan Thai thuộc sông Lam. Đi vào dặm thì đến đóng quân ở dưới thành Nghệ An. Ngắm núi nhìn sông, ứng khẩu một bài thơ:

 

Hồng Đức mồng Bốn cuối Đông.

Tạm dừng cờ tiết tại Thành Nghệ An.

Triều dâng cửa bể Thai Đan,

Đầu non Tuyên Nghĩa nắng vàng nghiêng soi

Lướt sóng chân bước sục sôi,

Chí nhiều cao cả bởi nuôi dân mình.

Ướm hỏi đời trước bất minh,

Thái bình quen thú, việc binh chây lười.

 

Bài 3

Ta ngồi kiệu đi tuần quan sát trong Thành Nghệ An, ứng khẩu làm một bài thơ nói về cái chí ngày nào rằng:  

Ngoài Thành Nghệ An thần binh họp,

Ta nhằm cung đỏ hướng Hằng Nga.

Mười vạn tỳ hưu nghiêm trướng võ,

Năm canh trống nổi rộn đường xa.

Trung tà phân rõ nơi ngoài ruột,

Lợi hại đều nằm tại tay ta.

Chớ trách văn chương trò đẽo gọt,

Mũ điêu sinh bởi mũ Nho mà!

Trần Tử Quang

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.