Nuôi dạy con cái

(Baonghean) - Trách nhiệm đặt trên vai những người làm cha, làm mẹ có thể nói gọn trong hai chữ: Nuôi và dạy. Việc làm cha làm mẹ trước hết là sự lao động tâm hồn chứ không phải là lao động chân tay, là lao đông trí óc chứ không phải là sự lao động thể lực. Đáng tiếc cũng có người trong chúng ta thu hẹp nó chỉ còn là lao động chân tay - cho ăn, cho mặc, tắm giặt hàng ngày... còn việc giáo dục thì phó mặc cho trời: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”; phó mặc cho trường “trăm sự nhờ thầy”. Và như vậy là bậc cha mẹ đó đã tước đi cái phần thú vị nhất, phức tập và khó khăn nhất, nhưng cũng giàu có nhất của việc làm cha, làm mẹ.
Cha mẹ sinh con, nếu quả còn có chuyện “trời sinh tính” thì sự sinh ấy cũng chỉ trong một giới hạn nào đấy. Sau sự sinh ấy cái “tính” có lớn dần lên hay mất đi chắc chắn không phải là do trời. “Không bao giờ được quên: Giáo dục là vấn đề trước tiên. Hãy thận trọng! Nghệ thuật đấy” (Obradoxốp). Trong dân gian có bao câu hay: “Dạy con từ thuở còn thơ”, “Bé không vịn, cả gẫy cành”. Tôi biết có gia đình dạy con ngay từ khi cho con ăn miếng ăn đầu tiên, nói lời nói đầu tiên, đi bước đi đầu tiên... Có ông bố không chỉ lo đưa đón con đến trường mà còn học cùng con, quên cả catsset, tivi. Có bà mẹ giữ được mối liên hệ đều đặn với nhà trường, với các thầy, cô giáo.
Mỗi lần gặp gỡ là một lần xin các thầy, cô nghiêm khắc hơn và chỉ bảo cho gia đình biện pháp giáo dục cụ thể hơn. Đến chơi một gia đình nghệ sỹ, tôi thấy mọi cái bày ra trước tôi đều rất đẹp: guốc, dép ở bậc ra vào ngăn ngắn từng đôi, trên mặt bàn nước (cũng là bàn làm việc) chén trắng tinh trong khay, sách tra cứu dù gấp hay mở đều rất vuông vức, phẳng phiu, từng chồng gọn đẹp ở góc bàn. Trong 18m2 của gia đình nghệ sỹ, tôi được nghe mọi thưa gửi, nói năng rất nhẹ nhàng, rất dễ thương. Chị Mỹ Dung – diên viên Đoàn kịch Trung ương nói: “Tất cả đều do ông nội cháu cả. Ông gọi các con bằng tên. Ông không muốn mọi người dùng tiếng “mày”, “tao”...
Ông luôn nhắc con cháu: “Chiếu trải không ngay ngắn không ngồi. Thịt thái không vuông không gắp”. Một bác thợ sửa xe đạp có 4 con trai là sỹ quan tại ngũ, 2 con gái là giáo viên tiểu học. Khi được hỏi “dạy con cái bác quan tâm điều gì”, bác suy nghĩ một lúc rồi mới trả lời: “Khi con ở tuổi chơi, tuổi nghịch, tôi đã dạy các cháu học ăn, học nói, học gói, học mở...”, nghĩa là cái gì cũng phải dạy. Lớn hơn chút nữa, đã vào tuổi học, gia đình chúng tôi dạy các cháu quan tâm đến người khác. Theo một lẽ tự nhiên, yêu cha mẹ đẻ thế nào, tôi yêu những người dạy tôi tình yêu ấy cũng như thế. Quan tâm đến người khác đúng là cái gốc của mọi ứng xử. Cái đó nảy sinh và lớn lên trong chỗ sâu kín nhất của tâm hồn con người. Quan tâm đến người khác không chỉ là phẩm chất trong sinh hoạt mà còn là chỗ dựa cho tất cả nhân tính.
Trong nhiều năm qua, đứa con là niềm vui lớn, nhưng cũng là nỗi lo lớn của nhiều gia đình. Hiện tượng những đứa con ít vâng lời cha mẹ, vô lễ đối với thầy, ra đường quậy phá coi thường pháp luật ngày càng nhiều. Nguyên nhân của các hiện tượng đó có tác động tiêu cực của xã hội “thương mại hóa” nhưng tác động đến đâu? Cần nhận thức được điều này, cùng sống trong một phường, một tổ, cùng học một trường, một lớp mà học sinh này thì hư hỏng, học sinh kia thì chăm ngoan. Điều đó có lẽ do nề nếp vững chắc gia đình. Sự dạy dỗ của cha mẹ đối với con cái tốt. Thì đúng là như vậy, “Không có trẻ em hư. Chỉ có trẻ em chưa được giáo dục”. Đó một danh ngôn. Gia đình là môi trường quen thuộc thân thiết nhất của mỗi người. Trước khi bước ra đường, đi tới trường trẻ em sống với ai? Cha mẹ. Sau buổi học, trẻ em về với ai?. Cha mẹ. Sau một ngày làm việc con cái về với ai? Gia đình. Mọi tính cách con người phải được bắt đầu từ cái nôi, từ trong vòng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình.
Giữa nuôi và dạy, thì dạy phải được nhận thức là khó khăn rất nhiều lần. Dạy là cả một sự công phu, tỷ mỉ, kiên trì. Tôi có anh bạn có con làm dâu bên Nhật. Anh cho biết: Con gái anh phải đi học làm mẹ trước khi sinh con. Hãy dạy bằng tự nêu gương nhiều hơn thuyết giáo, hãy thay vì những lời mắng nhiếc bằng những lời động viên, chỉ bảo.
NGƯT Đặng Thuyên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.