Bản Khe Hán đón nhận danh hiệu Làng văn hóa

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 27/4/2014, tại nhà văn hóa cộng đồng, cán bộ đảng viên, nhân dân bản Khe Hán, xã Châu hạnh (Quỳ Châu) đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu làng văn hóa cấp huyện năm 2014.
Bản Khe Hán, xã Châu Hạnh có diện tích tự nhiên 32 ha, 63 hộ với gần 300 nhân khẩu, 100% là người Thái sinh sống. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cán bộ và nhân dân trong bản Khe Hán đã đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng bản trở thành làng văn hóa cấp huyện.
Ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh trào Bằng công nhận Làng văn hoá  cho bản Khe Hán
Ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh trào Bằng công nhận Làng văn hoá cho bản Khe Hán
Những năm trước, đời sống của bà con trong làng còn gặp nhiều khó khăn, phương thức sản xuất cũ, hủ tục lạc hậu vẫn còn. Nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó và được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn làng có 30 ha cây keo, 18 ha lúa, 7 ha mía, 6 ha mét và phát triển chăn nuôi bò, lợn cho thu nhập cao.
Ông Vi Văn Hạnh – trưởng bản Khe Hán cho biết: Được huyện công nhận làng Văn hóa, người dân chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi sẽ vận động bà con từ bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đồng thời, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và chú trọng phát triển kinh tế. Nhân dân bản Khe Hán chúng tôi sẽ giữ vững danh hiệu làng văn hóa.
Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, trong bản không còn nhà dột nát, tạm bợ, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% gia  đình được sữ dụng nguồn nước hợp vệ sinh, nhiều gia đình có tivi để theo dõi tin tức, giải trí. Cùng với đó, cán bộ Trạm y tế xã còn thường xuyên cử cán bộ xuống tuyên truyền, vận động nhân dân cách ăn ở hợp vệ sinh nên trong làng không để xảy ra dịch bệnh. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Nhờ vậy mà những hủ tục được đẩy lùi, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc luôn được bảo tồn và phát huy, nhân dân bản Khe Hán một lòng tin theo Đảng, Nhà nước, không nghe theo lời kẻ xấu, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, được giữ vững.
Nhờ những thành tích đạt được, Khe Hán vinh dự được UBND huyện Quỳ Châu công nhận làng văn hóa và có 45/63 hộ được UBND xã Châu Hạnh công nhận là gia đình văn hóa năm 2013.
                                                               Trần Ngọc Lan

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.