50 năm sưu tầm ảnh và thơ Bác

(Baonghean) - Ở xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn có một nhà giáo già hàng ngày vẫn tìm đọc gần như tất cả các tờ báo phát hành đến địa phương, và mỗi lần bắt gặp bút tích hoặc bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tim ông lại dâng lên niềm vui sướng. Ông là Cao Kim Sơn (sinh năm 1938), một người mẫu mực được các thế hệ học trò kính trọng.
Là một giáo viên ngót 40 năm gắn bó với bục giảng và bộ môn Vật lý, góp phần đào tạo nhiều thế hệ học sinh huyện Anh Sơn, thầy Sơn từng đạt danh hiệu “Kiện tướng” trong cuộc thi giáo cụ trực quan toàn tỉnh và giải Ba toàn quốc năm 1963. Bởi vậy, hơn ai hết, thầy hiểu rõ vai trò của hình ảnh đối với quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh. Trong việc giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không có cách nào thiết thực hơn là để học sinh có cơ hội tiếp cận những bức ảnh và vần thơ của Người. Nghĩ vậy, người thầy dạy bộ môn Vật lý cấp THCS miệt mài với những tờ báo, trang báo nào có đăng ảnh Bác, thầy liền cất giữ để bổ sung vào bộ sưu tập. Thầy Sơn tâm sự: “Với tôi, việc sưu tầm ảnh Bác Hồ trở thành một niềm vui hàng ngày, và tôi xem đây cũng là trách nhiệm đối với các thế hệ học trò và con cháu. Ngay cả khi đã nghỉ hưu, hàng ngày tôi vẫn tiếp cận các ấn phẩm báo chí để tìm kiếm những bức ảnh mới”. 
Nhà giáo Cao Kim Sơn với tập tư liệu ảnh và thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà giáo Cao Kim Sơn với tập tư liệu ảnh và thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đây 3 năm (2011), dịp kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Bác Hồ và 100 năm Bác ra đi tìm đường cứu nước, thầy Sơn tập hợp 350 bức ảnh và in thành cuốn tư liệu dày 200 trang giấy khổ A4. Các bức ảnh được thầy sắp xếp một cách khoa học theo trật tự thời gian cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mở đầu là những bức ảnh chân dung Bác Hồ qua các thời kỳ, tiếp đến là hình ảnh quê nội và quê ngoại, những người thân trong gia đình và những kỷ vật gắn với tuổi thơ của Bác. Sau đó là những hình ảnh về mái trường Dục Thanh, con tàu Latútsơ Tơrêvin và bến cảng Nhà Rồng, Người tham luận tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp... Mỗi bức ảnh ghi lại một khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Người, thể hiện công lao, vị thế và tình cảm của Người đối với toàn thể dân tộc, nhân dân. Sau khi tập hợp và in, thầy Cao Kim Sơn photo thành 70 bộ dành tặng bạn bè đồng nghiệp, con cháu và các thế hệ học trò. 
Nhà giáo Cao Kim Sơn còn sưu tầm được 28 bài thơ chủ đề mừng Xuân và chúc Tết của Bác Hồ, cùng với đó là 2 bức thư Bác gửi quê hương Nghệ An. Cũng như cuốn tư liệu ảnh, tập thơ của Bác được thầy Sơn photo gửi tặng những người thân thiết và yêu quý. Thầy chia sẻ: “Tôi sưu tầm thơ Xuân và thơ chúc Tết của Bác là bởi trong tâm thức nhân dân ta, Bác là mùa xuân của đất nước, của dân tộc, Bác là người mang đến sự hồi sinh, niềm vui tươi đẹp, ấm áp cho đất nước Việt Nam”.
Cầm trên tay 2 cuốn tư liệu ảnh và thơ do nhà giáo Cao Kim Sơn gửi tặng, tôi nhận thấy mình thật nhỏ bé trước việc làm bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng của một người thầy. Đó là kết quả của sự miệt mài, lặng lẽ suốt hơn 50 năm - gần trọn một đời người...
Thầy Cao Kim Sơn được bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học trò hết sức kính trọng không chỉ do những thành tích đạt được và việc thầy sưu tầm thơ, ảnh Bác Hồ mà còn ở nhân cách sống. Khi về nghỉ hưu, thầy đã tìm cách “kết nối” các thế hệ học trò, vận động họ quyên góp tiền được hàng trăm triệu đồng để mua máy tính hỗ trợ các trường học trước đây thầy từng công tác. Nhờ đó, từ nhiều năm trước, học sinh các trường THCS Đức Sơn, THCS Bình Sơn và THCS Lạng Sơn đã được làm quen với công nghệ thông tin...
Bài, ảnh: Công Kiên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.