Người Italy kêu gọi cứu "thành phố đẹp nhất thế giới"

Những con đường nham nhở, chắp vá, những tòa nhà đổ nát và các áp-phích quảng cáo đang tạo nên những vết “sẹo” trong thành phố Roma, vốn đã trở nên xấu xí từ nhiều năm qua. Đó là tuyên bố của Tommaso Pincio, nhà văn đang gây chú ý với các nỗ lực cứu lấy thủ đô Italy.
Gần đây Tommaso Pincio đã tuyên bố công khai rằng thành phố Roma, từng tự hào là “nhân vật chính” trong bộ phim The Great Beauty đoạt giải Oscar hồi năm 2013, đã trở nên rất xấu xí.
"Roma đã trở nên xấu xí"
Mối quan ngại của Pincio xuất phát từ việc các danh thắng nổi tiếng Roma như đấu trường Colosseum và Các bậc thang Tây Ban Nha đang bị nhiều tấm biển quảng cáo khổng lồ che khuất. Đây là áp-phích quảng cáo của các công ty chi tiền cho các dự án tu bổ ở các di chỉ này.
Điều đáng chú ý là Pincio không phải người duy nhất lên tiếng báo động. Nhiều nhà phê bình văn hóa và nghệ thuật khác của Italy cũng đồng tình với ông và đưa ra các yêu cầu khôi phục hình ảnh đẹp đẽ trước kia của Roma, vốn được coi là "thành phố đẹp nhất thế giới".
“Tôi đồng tình với nhận định của nhà văn Pincio, rằng Roma đã trở nên xấu xí” – sử gia nghệ thuật Raffaele Gavarro tuyên bố và nói thêm rằng thành phố này cần phải “đầu tư cho cả nền văn hóa cổ đại và hiện đại theo cách cân bằng". "Tất nhiên, chúng ta phải nên khẩn trương làm việc này trước khi các du khách cũng bắt đầu nhận thấy Roma thật xấu xí” - ông nói.
Đấu trường cổ đại Colosseum đang được tu bổ nhờ khoản kinh phí do thương hiệu đồ da Tod tài trợ
Đấu trường cổ đại Colosseum đang được tu bổ nhờ khoản kinh phí do thương hiệu đồ da Tod tài trợ
Hoạt động bảo tồn gây tranh cãi
Trong vài năm trở lại đây, không ít người đã bày tỏ lo lắng về tình trạng xuống cấp của các công trình cổ, giá trị ở Italy, như di chỉ Pompeii. Hiện nay, các chuyên gia làm việc tại di chỉ Pompeii cổ đại đang nỗ lực tìm cách tu bổ nơi này, với số kinh phí rất eo hẹp là 75 triệu euro (79 triệu USD) do Ủy ban châu Âu tài trợ.  
Bộ Văn hóa Italy đã định tổ chức Liên hoan Pompeii tại thành phố nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng tới nơi này, cũng như các di chỉ khảo cổ ít nổi tiếng hơn ở miền Nam Italy.
Ở Roma, nhiều doanh nhân đã tham gia vào hoạt động bảo tồn các công trình cổ của thành phố. Tuy nhiên họ thường chỉ bỏ tiền ra nếu thu được lợi ích nhất định. Gần đây, tỷ phú Diego Della Valle, người điều hành công ty sản xuất các sản phẩm đồ da Tod, đã đề nghị được chi 25 triệu euro (32,3 triệu USD) cho quỹ tu bổ công trình đấu trường Colosseum. Đổi lại, ông này đòi đăng logo của công ty lên hàng trăm ngàn vé vào cửa đấu trường Colosseum trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm. Nhiều nhà phê bình đánh giá đây là lời đề nghị "không thể chấp nhận được". Tuy nhiên chính quyền Roma sau đó vẫn đồng ý nhận tiền của Tod.
Các nhà phê bình văn hóa cho rằng việc các công ty bỏ tiền cho các dự án tu bổ để đổi lấy lợi ích quảng bá hình ảnh chỉ là một vấn đề nhỏ trong tình trạng bất ổn lớn hơn mà Roma và Italy đang phải đối diện. Họ cho rằng, nhiều công trình tu bổ không nắm bắt được xu hướng nghệ thuật đương đại và cũng không tôn vinh quá khứ, điều mà một số thành phố cạnh tranh với Roma như Paris và London đã làm được.
Hiến kế cứu Rome
Nhiều chuyên gia đã hiến kế cứu Roma. Ví dụ Adriana Polveroni, phụ trách trang web Exibart, cho rằng Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Macro ở Roma đang “say ngủ”. Bà kêu gọi nên bổ nhiệm một giám đốc mới càng sớm càng tốt để thay đổi bảo tàng. Bà còn đề nghị thành phố áp dụng các biện pháp thiết thực như làm tốt công tác vệ sinh, cải thiện dịch vụ xe buýt và tàu điện ngầm, dẹp khu chợ ở nhà ga Termini để đón du khách với một môi trường thoáng đãng và sạnh sẽ hơn.
Còn theo nghệ sĩ Vincenzo Del Pizzo, người sáng lập Dự án Nghệ thuật VIA, chính quyền cần phải đầu tư cân bằng vào cả các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa. "Chúng ta đã phải chứng kiến nhiều di sản văn hóa Italy bị bỏ mặc” - anh nói, dẫn ví dụ điển hình là một bức tranh vô giá của danh họa Raphael đặt tại Phòng trưng bày Borghese ở Roma đã bị cong cách nay 2 tuần, do hệ thống điều hòa ở đây không hoạt động từ hồi tháng 3.  
“Italy cần có những điều đẹp đẽ và mới mẻ. Vấn đề hiện nay là thế hệ nghệ sĩ mới không thể nổi lên do họ không có cơ hội. Các nghệ sĩ trẻ không được hỗ trợ trong giai đoạn đầu sự nghiệp và đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Chúng ta cần kêu gọi các nghệ sĩ xuất sắc nhất của Italy và quốc tế hãy liên tục vẽ về thành phố Roma” - Del Pizzo nói.
Theo TT&VH

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.