Giữ gìn bản sắc văn hóa ở Làng Chong

(Baonghean) - Làng có gần 8% đồng bào dân tộc Thổ sinh sống, nên Ban dân vận huyện đã chủ trương thành lập mô hình điểm về vận động nhân dân gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của người Thổ tại Làng Chong - xã Nghĩa Yên (nghĩa đàn). Mô hình đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thổ nơi đây…

Với người dân làng Chong - xã Nghĩa Yên, cồng chiêng luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ. Khi làng Chong được Ban Dân vận Huyện ủy chọn làm mô hình điểm về gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá người Thổ, ủng hộ chủ trương đó, bà con làng Chong rất tích cực trong việc lưu truyền nét đẹp văn hoá cồng chiêng, văn hoá uống rượu cần của dân tộc Thổ. Trong những ngày hội mừng Xuân, tiếng cồng vang lên, thôi thúc bà con trong bản về với hội, ai ai cũng náo nức. Bà Cao Thị Xụm – làng Chong - xã Nghĩa Yên cho biết: “Cồng chiêng đã ngấm vào máu thịt người dân chúng tôi, cứ nghe tiếng cồng, tiếng chiêng lại thấy rộn ràng, khi thế hệ trẻ ít người biết đánh cồng, đánh chiêng, người già buồn lắm. Nay được Đảng, chính quyền khôi phục lại, các ngày hội đều có tiếng cồng chiêng, lại vui rồi…”.
Vui hội cồng chiêng làng Chong (Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn).
Vui hội cồng chiêng làng Chong (Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn).
Câu lạc bộ cồng chiêng và hát dân ca làng Chong được thành lập, các thành viên của CLB có trách nhiệm trao truyền lại cách đánh cồng, văn hoá uống rượu cần, nói và giao lưu bằng ngôn ngữ dân tộc Thổ cho thế hệ trẻ. Khối dân vận thường xuyên phối hợp với câu lạc bộ tổ chức các lễ hội, vận động nhân dân cùng tham gia, tạo thành một phong trào sâu rộng trong việc phát huy nét đẹp văn hoá người Thổ. Ông Lê Văn Hạnh – Trưởng ban Dân vận xã Nghĩa Yên cho biết: “Từ khi xây dựng mô hình điểm tại làng Chong, không chỉ bà con trong làng mà ở các làng khác, phong trào đánh cồng chiêng và gìn giữ văn hóa dân tộc được lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc Thái, Thanh. Đến nay, toàn xã đã có hơn 10 CLB cồng chiêng. Với mục đích lưu giữ bản sắc văn hoá  đồng bào Thổ, chính quyền xã Nghĩa Yên cùng khối dân vận hỗ trợ kinh phí tổ chức các lễ hội, mua cồng chiêng, vận động phụ nữ may trang phục người Thổ,... 
Ông Phan Văn Phú - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên, cho biết: “Sau khi được Ban Dân vận Huyện ủy chọn làm điểm về vận động nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chính quyền xã Nghĩa Yên đã vào cuộc, huy động các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền vận động, đưa phong trào văn hóa các dân tộc trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi luôn ưu tiên kinh phí và tạo mọi điều kiện để phong trào văn hóa phát triển, tạo sức lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân”.
Với người Thổ, cồng chiêng hay hát dân ca, các điệu múa... được xem là nơi họ gửi gắm những tâm tư tình cảm, gắn bó mật thiết trong cuộc sống tâm linh của người dân. Việc thực hiện mô hình điểm về gìn giữ bảo vệ bản sắc văn hoá Thổ đã thực sự được nhân dân đồng tình ủng hộ và hy vọng trong thời gian tới những mô hình như thế này sẽ ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
Bài, ảnh: Như Trang

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.