Tạo hình bản đồ đất nước trên trái bưởi

“Ý nghĩ phải làm gì đó để thể hiện Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam... đã thôi thúc tôi tạo hình bản đồ đất nước gắn liền với 2 quần đảo trên trái bưởi của mình...”.
 
Ông Võ Trung Thành bên trái bưởi tạo hình bản đồ gắn hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Quả bưởi và tâm niệm của lão nông
Quyết tâm khắc họa bản đồ đất nước trên trái bưởi dâng lên trong người nông dân Võ Trung Thành, Chủ nhiệm CLB sản xuất trái cây tạo hình (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Hậu Giang), khi ông hay tin giàn khoan Haiyang Shiyou 981 xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của Việt Nam. “Đất nước Việt Nam không thể tách rời 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Và tôi muốn thể hiện tâm niệm ấy trên trái bưởi của mình”, lão nông hơn 60 tuổi tâm sự.
Nói là làm, với tay nghề bậc thầy về tạo hình trái cây, ông Thành không khó để thực hiện ý tưởng. Trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân này, khoảng 500 quả bưởi bản đồ do chính tay ông Thành tạo dáng thành công sẽ ra mắt thị trường với giá 1,2 triệu đồng/quả. Lời chào hàng còn chưa “ráo”, bưởi được bán hết ngay khi... còn ở trên cây. “Nghe tin tôi tạo hình bản đồ trên quả bưởi, khắp nơi gửi đơn đặt hàng, tuy nhiên đây là năm đầu tiên làm nên tôi chỉ dám nhận các “mối ruột”, gọi là có sản phẩm làm quen với thị trường...”. Thế nhưng, tới giờ phút này, khi đã đăng ký độc quyền sở hữu kiểu dáng, ông Thành vẫn trăn trở đặt tên cho trái bưởi hình bản đồ. “Gọi là bưởi bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa thì dài quá. Tôi đang nhờ các nhà văn hóa, mỹ thuật đặt tên...”.
Nói về cách tạo hình trái bưởi bản đồ Việt Nam, ông Thành cho biết, mỗi hình dáng đều có cái khó riêng. “Chỉ cần nắm vững về kỹ thuật, để tâm chăm sóc thì cũng giống như làm ảo thuật, không biết thì khó nhưng khi đã hiểu nguyên lý thì dễ. Đó cũng là bí quyết”, ông Thành vừa cười, vừa nói.
Nghe qua thì dễ nhưng phải chứng kiến quá trình từ khi làm khuôn cho tới in hình thành công trên trái bưởi mới thấy hết kỳ công của chủ vườn. Đó là khi đã có khuôn hình, phải tính toán thời điểm nào thích hợp cho trái vào khuôn; đưa vào rồi lại phải làm thế nào cho trái hô hấp được, trái cỡ nào cần không khí, trái lớn cỡ nào thì không cần... Sau khi đưa vào khuôn, ngoài việc phòng ngừa sâu bệnh, chủ vườn còn phải tìm cách che chắn cho quả bưởi khỏi bị mưa, nắng xuyên vào, đảm bảo múi không bị lép, khô. Chưa kể trái bưởi được chọn để tạo hình phải hội tụ được nhiều yếu tố như: Cây phải sung mãn; trái có dáng đẹp, cuống to gắn với lá lộc... Công phu là vậy nhưng gặp khi “ông trời” trái tính, thời tiết “đỏng đảnh” thì người làm vườn cũng phải ngậm đắng chấp nhận thất bại. Ví như vụ bưởi Tết năm nay, ông Thành bảo, do thời tiết nắng nhiều, cơn bão số 1 lại đến sớm khiến tỷ lệ thành công bưởi bản đồ chỉ đạt 40%, trong khi tỷ lệ này đối với trái bưởi hồ lô tài lộc là 50-60%. Không tính bưởi bản đồ, tất cả những loại quả tạo hình khác đều không tăng giá so với Tết năm ngoái (từ 300.000-800.000 đồng/quả). “Dù năng suất năm nay không được cao nhưng tôi vẫn giữ nguyên giá bán để sản phẩm trái cây tạo hình của mình có chỗ đứng trên thị trường, nhiều người biết đến hơn”, ông Thành cho biết.
Độc đáo kỹ thuật thúc hoa từ thân cây
Tính đến nay, thời gian gắn bó với nghề vườn của ông Võ Trung Thành đã 30 năm có lẻ. Tuy nhiên, để thực sự “sống chết” với trái cây tạo hình thì ông Thành mới nhập cuộc trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trước đó, để mưu sinh, ông đã phải lăn lộn không biết bao nhiêu nghề, từ giáo viên đến công nhân, thương lái, chạy xe lôi...”. Bế tắc về công việc, không còn kế sinh nhai nơi thành phố, tôi đưa gia đình quay trở về quê hương phục hồi lại mảnh vườn 3 công mà cha mẹ để cho”, ông Thành chia sẻ.
Không vốn, ông Thành nghĩ chỉ có thể tạo ra sự khác biệt cho trái cây trong vườn mới có thể khiến chúng tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, chút kiến thức của con nhà nông không đủ để thực hiện ý tưởng, trong khi sách vở cũng không nhắc nhiều tới kỹ thuật tạo hình, ép khuôn cho trái cây. Vậy là một mình làm, tự mày mò thử nghiệm, hết lần thất bại này đến thất bại khác, qua vụ này tới vụ khác, cuối cùng trái bưởi cũng không phụ lòng lão nông. Theo đó, bí quyết thành công đầu tiên phải kể tới kỹ thuật điều khiển cây ra hoa theo ý muốn. “Muốn có trái to, đẹp thu hoạch đúng vụ, phải ép cây ra hoa khi thời tiết đẹp, thuận lợi. Thách thức lớn nhất của nhà vườn trồng bưởi vào khoảng tháng 5, 6 hàng năm khi cây đồng loạt trổ bông cũng là lúc xuất hiện dịch bọ trĩ, kề ngay sau đó là nạn nhện đỏ, nhện trắng... Dù người dân có đủ cách phun thuốc phòng ngừa nhưng cũng không “chắc ăn”, đặc biệt gặp khi mưa dầm thì dịch bệnh càng bùng phát, tấn công cây mạnh. Theo ông Thành, chỉ còn cách ép cây né ra hoa so với thời điểm dịch bệnh mới có thể chủ động hạn chế rủi ro. Bón phân thúc cây ra hoa chưa đủ, ông Thành còn nghĩ ra cách cắt tỉa cành đúng lúc để ép cây ra hoa từ thân. “Sau mỗi vết cắt khéo, thân cây đều đâm chồi, nảy bông. Hoa ra từ thân sẽ cho ra trái to hơn, đẹp hơn”, ông Thành tiết lộ.
Tới khâu làm khuôn, ông Thành cho biết, để tạo hình thành công trên trái bưởi, quan trọng nhất là chất liệu và mực để tạo ra khuôn. Hai yếu tố này sẽ quyết định hình tạo trên da bưởi có được nổi hay không. Cụ thể, trong quá trình tạo hình bưởi bản đồ Việt Nam, có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phải mất nhiều tháng trời ông Thành mới tạo ra bản vẽ và làm khuôn theo hình. Sau 2 lần chỉnh sửa khuôn, ông mới đem áp dụng trên vườn bưởi của mình. May sao, lần thử nghiệm này đã thành công với khoảng 500 quả bưởi được tạo hình đẹp như khuôn.
Coi cây như người, ông Thành bảo, nhiều khi chăm cây còn hơn chăm con mọn. “Cây thay đổi từng ngày, cũng cần phải chăm sóc thường xuyên. Từ phân bón, đất cát tới dịch bệnh..., mình đều phải nắm được để kịp thời xử lý. Có như thế, cây mới không phụ người”, lão nông hơn 60 tuổi bùi ngùi chia sẻ.
Từ thành công của mình, ông Thành chia sẻ với những nhà vườn xung quanh, lập ra CLB sản xuất trái cây tạo hình gồm 26 thành viên trồng cây đặc sản vùng quê, với diện tích khoảng 20 ha. Tết Nguyên đán năm nay, ông Thành cho biết CLB sẽ cung cấp khoảng 10.000 quả các loại ra thị trường. Ngoài bưởi, quả đào tiên cũng đã được tạo hình thành công, mang lại giá trị kinh tế cao. Đáng chú ý, tất cả loại quả tạo hình trước khi đưa ra thị trường đều đã được đăng ký quyền sở hữu. Chính vì thế, khi nói về dự định sắp tới, lão nông Võ Trung Thành cười bí hiểm: “Năm mới, tôi sẽ lại tạo mẫu mới, nhưng phải bí mật cho tới khi đăng ký bản quyền xong rồi mới tung ra thị trường”.
Theo Báo giao thông

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.