Khám phá ngôi đền cổ có 46 sắc phong

(Baonghean.vn) -  Trải qua bao thời gian, ngôi đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn (Đô Lương) vẫn nguyên vẹn dáng vẻ xưa. Không chỉ là nơi thờ tự Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan mà ngôi đền này hiện còn lưu giữ 46 sắc phong cùng nhiều hiện vật quý khác như áo bào, hoành phi, câu đối, chuông cổ ...

Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn huyện Đô Lương. Ông là tướng Nhà Lê giữ chức Binh bộ thượng thư, hàm Thái phó về sau được truy phong Tấn Quốc công.
Tháng 9. 1576, Nguyễn Cảnh Hoan bị quân Mạc bắt và giết chết tại thành Thăng Long.   Năm 1602 đền thờ chính của ông được xây dựng tại xã Tràng Sơn ngày nay, năm 1991, đền được xếp hạng Di tích Văn hóa.
Tháng 9/ 1576, Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan bị quân Mạc bắt và giết chết tại thành Thăng Long. Năm 1602 đền thờ chính của ông được xây dựng tại xã Tràng Sơn ngày nay. Năm 1991, đền được xếp hạng Di tích Văn hóa cấp quốc gia. Trải quan bao thăng trầm của lịch sử, thời gian, đền thờ vẫn giữ nguyên cổng tam quan mái đỏ rêu phong cổ kính.
Ngoài cổng ngôi Đền vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ xưa.
Ngoài cổng đền vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ xưa với những bức tượng về hình ảnh các tướng quân của Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan được đắp hẳn vào tường tạo nên vẻ nguy nghiêm cho ngôi đền.
Ở đền Nguyễn Cảnh Hoan hiện còn lưu giữ nguyên vẹn bia đá ghi rõ công trạng của Nguyễn Cảnh Hoan và các tướng lĩnh của ông.
Ngay cổng tam quan của ngôi đền,  bia đá cổ ghi rõ công trạng của Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và các tướng lĩnh của ông.
Sắc phong vua Tông Uyên Hoàng Đế ban sắc  cho Nguyễn Cảnh Hoan vào năm 1632.
Hiện tại ở đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan vẫn còn lưu giữ 46 sắc phong. Trong ảnh: một trong những sắc phong vua Tông Uyên Hoàng Đế ban cho Nguyễn Cảnh Hoan vào năm 1632 với nội dung: Cảnh Hưng năm thứ nhất 1740 vua gia phong đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc Công đã có công lao hộ quốc dân yên, tài trí thông minh đức độ chính trực cương nghị, hết lòng vì sự nghiệp trùng hưng nay phong "Long trạch phổ huệ đại vương".
Và năm 1924 sau khi ông mất một thời gian khá dài (ông mất năm 1576) vua Khải Định năm thứ 9 cũng đã ban sắc phong cho Nguyễn Cảnh Hoan.
Và năm 1924 sau khi ông mất một thời gian khá dài (ông mất năm 1576) vua Khải Định năm thứ 9 cũng đã ban sắc phong cho Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan vì đã có công chở  che cho dân.
Bên cạnh những sắc phong
Bên cạnh những sắc phong, ngôi đền còn lưu giữ 4 bức hoành phi cổ. Trong ảnh: bức hoành phi với dòng chữ Đức Kỳ Thịnh được đặt trang trọng ở gian trung điện của ngôi đền.
Bên cạnh 46 sắc phong còn được lưu giữ. Tại ngôi đền cổ này hiện còn nguyên vẹn bài thơ bằng chữ Hán
Bên cạnh 46 sắc phong còn được lưu giữ. Tại ngôi đền cổ này hiện còn nguyên vẹn bài thơ bằng chữ Hán của Thái phó Tấn quốc công. Ông Nguyễn Cảnh Khâm - Trưởng ban quản lý di tích cho biết: Đây là bài thờ được chính tay Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan viết để nói lên nỗi lòng thương dân, yêu nước của ông trước cảnh người dân đang sống khổ cực, lầm than.
Chiếc chuông cổ này có cùng thời kỳ với ngôi đền.
Chiếc chuông cổ này có cùng thời kỳ với ngôi đền.
Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn huyện Đô Lương.Ông là tướng Nhà Lê giữ chức Binh bộ thượng thư, hàm Thái phó về sau được truy phong Tấn Quốc công.

Tại ngôi đền, nhân dân đã trưng bày 18 con voi tượng trưng cho 18 vị quận công - những người đã cùng kề vai sát cánh với Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan trong sự nghiệp vì dân của ông.  

Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan luôn được người dân tìm đến vào dịp rằm, mồng một và ngày lễ hàng năm không chỉ bởi nét đẹp cổ kính mà khung cảnh rất bình yên, thanh thản.
Hàng năm tại ngôi đền này có rất nhiều ngày lễ trọng, nhưng lớn nhất vẫn là ngày giỗ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan vào ngày 15/9 âm lịch hàng năm. Đây được coi là lễ hội của con cháu Nguyễn Cảnh nói riêng và người dân vùng đất Tràng Sơn, Đô Lương nói chung.

Thanh Thủy - Lâm Tùng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.