Nhà văn Mỹ là chủ nhân Giải thưởng Man Booker 2016

Cuốn tiểu thuyết “The Sellout” của nhà văn Mỹ Paul Beatty, câu chuyện chua cay và châm biếm về chủng tộc và giai cấp ở Mỹ, đã đoạt giải Man Booker 2016 - giải thưởng văn học danh giá của Anh.

Beatty là nhà văn Mỹ đầu tiên đoạt giải này.

Nhà văn Mỹ Paul Beatty và cuốn tiểu thuyết “The Sellout.” (Nguồn: AP)
Nhà văn Mỹ Paul Beatty và cuốn tiểu thuyết “The Sellout.” (Nguồn: AP)

Ban giám khảo đều nhất trí trao giải cho “The Sellout” và nhận định rằng cuốn sách đầy tính khiêu khích của Beatty có thể xếp hạng như các tác phẩm kinh điển song cũng mang tính thời sự như bản tin tối.

Sử gia Amanda Foreman, Chủ tịch Ban giám khảo giải Man Booker năm nay, cho rằng “cuốn truyện đi sâu vào trung tâm của xã hội Mỹ đương đại, văn phong cực kỳ hóm hỉnh, phong cách viết mà tôi chưa từng thấy kể từ sau Jonathan Swift hay Mark Twain.

Cuốn truyện hòa trộn giữa văn hóa đại chúng, chính trị, triết học với sự hài hước và nỗi giận dữ, qua đó đề cập tới từng điều cấm kỵ xã hội.”

“The Sellout” có bối cảnh tại vùng ngoại có tên là Dickens ở Los Angeles. Người thuật lại câu chuyện trong tiểu thuyết là Bonbon, một người Mỹ gốc Phi từng bị xét xử tại Tòa án Tối cao Mỹ vì cố gắng sắp đặt lại chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc.

Cuốn truyện này được so sánh với phim hài của Richard Pryor và Chris Rock. Beatty đã đề cập tới chủ đề mà rất nhiều nhà văn e ngại. Những định kiến về chủng tộc, bài phát biểu mang tính công kích và tình trạng bạo lực của cảnh sát đã được Beatty phơi bày dưới ngòi bút của ông.

Cùng với giải thưởng danh giá này, Beatty được nhận số tiền thưởng 50.000 bảng (khoảng 61.000 USD) từ tay bà Camilla, vợ Thái tử Charles, nữ công tước xứ Cornwall, trong buổi lễ được tổ chức tại tòa nhà Guildhall ở London.

Được sáng lập từ năm 1969, giải Man Booker ban đầu chỉ được trao cho các nhà văn Anh, Ireland và khối Thịnh vượng chung. Năm 2014, giải thưởng bắt đầu mở rộng tới các nhà văn viết tiếng Anh.

Nhiều người từng lo ngại rằng các nhà văn Mỹ sẽ thống trị giải thưởng khi có sự thay đổi này. Năm 2014 và năm 2015, giải thưởng đã thuộc về nhà văn Australia Richard Flanagan và Marlon James của Jamaica, trong khi trước đó giải đã được trao cho các nhà văn Salman Rushdie và Hilary Mantel, người Anh; Ben Okri của Nigeria và Margaret Atwood, người Canada./.

Theo Vietnam+

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.