Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng

Theo ghi nhận (chưa đầy đủ) của PGS.TS Đoàn Lê Giang thì Truyện Kiều được dịch ra “hơn 20 thứ tiếng với trên 60 bản dịch khác nhau”.
Hội thảo “Nguyễn Du và những vấn đề lý luận văn học nghệ thuật trung đại Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu quốc học tổ chức ngày 24/10 một lần nữa khẳng định vị thế của thi hào Nguyễn Du trong dòng văn học trung đại Việt Nam, với những đóng góp lớn cho ngôn ngữ, phong cách văn học.
Đặc biệt, hội thảo có một phần nội dung quan trọng là điểm lại các bản dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài. Dịch giả Nguyễn Minh Hoàng dẫn số liệu từ thư mục của GS Nguyễn Văn Hoàn cho biết Truyện Kiều đã được dịch ra 16 thứ tiếng, “từ tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đến những thứ tiếng khác mà chúng ta không bao giờ ngờ đến như tiếng Hi Lạp, tiếng Mông Cổ, tiếng Ả Rập... Các bản dịch này lên đến con số 48 bản”.
Ảnh tư liệu.
Ảnh tư liệu.
Tuy nhiên, theo ghi nhận (chưa đầy đủ) của PGS.TS Đoàn Lê Giang thì Truyện Kiều được dịch ra “hơn 20 thứ tiếng với trên 60 bản dịch khác nhau”.
Đáng quý hơn, ông Nguyễn Minh Hoàng đã dày công đọc, so sánh đối chiếu các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh và Pháp để đưa ra những nhận định bước đầu về những chỗ “đáng cho chúng ta bàn lại”.
Đặc biệt trong quá trình khảo cứu lại các bản Truyện Kiều, dịch giả Nguyễn Minh Hoàng còn nhận thấy có bản tiếng Anh (của Michael Counsell) đã dịch xa nguyên tác Truyện Kiều đến mức “ngay từ mấy câu mở đầu mà dịch như sách đây thì ngay đến cụ Nguyễn Du cũng khó mà nhận ra được đó là mấy câu Trăm năm trong cõi người ta của chính cụ”.
Về các trường hợp dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật, PGS.TS Đoàn Lê Giang cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng, như trường hợp đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật của dịch giả Komatsu Kiyoshi từ năm 1942. Từ năm 1975 đến nay cứ cách khoảng 10 năm lại có một bản Truyện Kiều được dịch sang tiếng Nhật.
Tổng cộng đến nay có cả thảy năm bản Truyện Kiều tiếng Nhật được phát hành. Bản mới nhất là của Sato Seiji và Kuroda Yoshiko (phát hành năm 2005), trong đó có bài viết ngắn về Truyện Kiều của nhà thơ Kuroda Yoshiko có nhan đề Thế giới của lời thề, mà theo PGS Đoàn Lê Giang thì đây là một phát hiện thú vị: những nhân vật trong Truyện Kiều gắn với các lời thề, những người xấu cũng thề và những người tốt cũng thề, khiến cho lời thề quyện với cuộc đời của mỗi người, làm thành một thế giới đặc biệt.
Theo VOV.VN

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.