Xã Nam Thượng (Nam Đàn) nỗ lực về đích NTM trước thời hạn

(Baonghean) - Thời điểm khởi động xây dựng nông thôn mới tháng 8/2011, xã Nam Thượng (Nam Đàn) mới đạt 7 tiêu chí; sau 4 năm vượt qua khó khăn, nhờ tinh thần đoàn kết, đồng thuận cao, nên Nam Thượng đã về đích nông thôn mới trước thời hạn.

Để hoàn thành xây dựng nông thôn mới, khó khăn nhất đối với xã Nam Thượng là các tiêu chí giao thông, môi trường và hộ nghèo. Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã đã xác định quan điểm  “dựa vào nội lực là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ”. Với hướng đi đó, sau 4 năm triển khai thực hiện với nỗ lực và quyết tâm cao, xã Nam Thượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. 

Theo đó, xã đã huy động đầu tư gần 72.517 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn xã hội hóa, xây dựng nhà ở gần 32 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư cho xây dựng các công trình phục vụ dân sinh 40,517 triệu đồng; kiên cố hóa và mở mới 18 km đường giao thông nông thôn, 4,5 km đường trục thôn xóm, 12,5 km đường ngõ xóm; bê tông hóa 1 km đường nội đồng và rải đá cấp phối 4 km... Kết quả chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng đã đảm bảo cho máy móc cơ giới đi lại thuận tiện.

Các cháu mẫu giáo ở Trường Mầm non Nam Thượng (Nam Đàn) thi kéo co.
Các cháu mẫu giáo ở Trường Mầm non Nam Thượng (Nam Đàn) thi kéo co.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và góp phần tăng trưởng kinh tế, xã chú trọng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề như: dịch vụ phục vụ sản xuất với máy cày 8 cái, 5 máy gặt đập liên hợp; nghề  nhôm kính có 3 cơ sở, có 12 tổ thợ nề với hơn 150 lao động, hình thành cơ sở thu mua chổi trện... Tổ chức tín dụng đã hỗ trợ hàng trăm hộ vay vốn phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động, xóa đói giảm nghèo với số tiền hàng tỷ đồng; đặc biệt là nguồn vốn từ trong nhân dân được huy động đầu tư hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ...

Với nhiều nỗ lực trên, đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ giàu tăng, hộ nghèo giảm nhanh: cuối năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn tới 14,4%, đến cuối năm 2015 giảm chỉ còn 3,7% (chỉ trong một năm giảm trên 11% hộ nghèo), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm.  

Các cấp học THCS, mầm non đã có cơ sở vật chất trường lớp, khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, trình độ giáo viên đạt chuẩn đảm bảo phục vụ dạy và học với chất lượng được nâng lên. Xã có một điểm truy cập internet công cộng, điểm viễn thông, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc, tìm hiểu kiến thức thông qua mạng internet để nâng cao trình độ dân trí. Trạm Y tế xã được xây dựng khang trang theo chuẩn Quốc gia y tế mới; duy trì và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, từng bước thực hiện tốt các chương trình chuẩn y tế theo bộ tiêu chí mới. Vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện, tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh và các công trình vệ sinh đạt chuẩn 100%...

Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển tốt. Toàn xã có 5/5 xóm chuẩn xóm văn hóa, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Đảng bộ, chính quyền xã hàng năm đều đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”, năm 2014 đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu". Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã hàng năm đều đạt tiên tiến trở lên. Đến với Nam Thượng hôm nay, dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt hiện hữu trên từng đường làng, ngõ xóm. Những ngôi nhà khang trang, sạch sẽ cùng những hàng cây trải dài và hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ.

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nam Thượng chính là sự đồng thuận từ lòng dân. Người dân đã nhận thức rõ về lợi ích và hiệu quả mà phong trào mang lại, thấy được vai trò chủ thể của mình. Toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Cụ thể người dân tham gia cùng địa phương đóng góp công sức và tiền của để làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, sạch, đẹp, với bình quân mỗi hộ ít nhất 8 triệu đồng và hộ nhiều nhất là 15 triệu đồng.

Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đường mở tới đâu, nhân dân tự tháo dỡ công trình, vật kiến trúc và hiến đất làm đường tới đó. Nhân dân cũng tích cực tham gia thực hiện các mô hình sản xuất, chăn nuôi như: chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò... trồng ngô, trồng ớt, rau màu... cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế.

Kinh nghiệm từ thực tế xây dựng nông thôn mới ở Nam Thượng  cho thấy cái được lớn nhất là đã khơi dậy được sức mạnh của sự đồng thuận lòng dân. Bởi có được kết quả ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm của huyện, của tỉnh, thì sự đồng thuận của nhân dân là yếu tố tiên quyết để hoàn thành 19/19 tiêu chí trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Quá trình thực hiện phong trào, Nam Thượng luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi việc dân đều được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và dân được thụ hưởng, tạo niềm tin cho nhân dân. Khi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân thì việc gì cũng thông, cũng thuận lợi.

Nam Thượng luôn xác định, xây dựng thành công nông thôn mới đã khó,  nhưng giữ vững danh hiệu còn khó hơn. Do đó, xã đã xây dựng kế hoạch tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài. Chủ trương đúng, hợp lòng dân cùng cách làm hay, sáng tạo và sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền cũng như sức vươn của mỗi người dân đã đưa Nam Thượng trở thành xã được các đơn vị bạn học hỏi kinh nghiệm. Bức tranh nông thôn Nam Thượng đổi thay, đời sống của người dân khởi sắc là minh chứng rõ nét cho sự hòa quyện của ý Đảng và lòng dân.

Nguyễn Hữu Nhị 

(Chủ tịch UBND xã)

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.