Tướng Oleg Salyukov - Tổng tư lệnh Các lực lượng mặt đất Nga – cho biết, các nhà thiết kế khẳng định không nước nào có thể chế tạo được một phiên bản ngang ngửa với Iskander-M trước năm 2025. |
Clip Nga thử tên lửa Iskander. |
Lời khẳng định trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi lính Nga phóng thử thành công Iskander-M tại bãi thử Kapusti Yar ở miền nam nước này. Tên lửa nã trúng mục tiêu ở cách xa 100km.
"Mọi thứ rất ổn. Tên lửa đã tìm thấy mục tiêu", tướng Oleg Salyukov nói thêm.
Dưới đây là một số hình ảnh về vụ thử Iskander-M do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp:

|
Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động, bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |

|
Iskander còn được biết đến với tên gọi SS-26, Stone, Tender, 9M720, 9M723, hoặc "Con trai của Scud" vì nó là tên lửa thay thế Scud B. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |

|
Iskander có 3 biến thể khác nhau: Iskander-M, Tender, và Iskander-E (phiên bản xuất khẩu). Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |

|
Iskander có tầm bắn khoảng 480km. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |

|
Tên lửa có thể lắp đầu đạn chứa các chất nổ có sức công phá lớn, hoặc đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |

|
Hình ảnh phóng tên lửa do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp |

|
Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |