Xem người Thái Nghệ An hái lá, nhuộm vải

07/10/2017 06:35

(Baonghean.vn) - Người Thái ở miền Tây Nghệ An hiện vẫn giữ nghề nhuộm chàm để làm ra các tấm vải hoàn toàn thiên nhiên. Việc nhuộm chàm đòi hỏi rất công phu.

1.Bà Lô Thị Liên , trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương), người được biết đến là trong những người nhuộm chàm đẹp và có nhiều kinh nghiệm. Theo chân bà chung tôi vào rừng hái cây chàm về nhuộm vải cùng bà. Bà Liên, cho biết “ Trước kia muốn lấy phải vào rừng sâu để lấy nay thì đi lấy gần hơn vì nhân dân đã lấy hạt chàm về gieo ở gần nhà để tiện cho việc thu hái chàm”. Ảnh: Đình Tuân
Bà Lô Thị Liên , trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương), người được biết đến là trong những người nhuộm chàm đẹp và có nhiều kinh nghiệm. Theo chân bà chúng tôi vào rừng hái cây chàm về nhuộm vải cùng bà. Bà Liên, cho biết: “Trước kia muốn lấy phải vào rừng sâu để lấy nay thì đi lấy gần hơn vì nhân dân đã lấy hạt chàm về gieo ở gần nhà để tiện cho việc thu hái chàm”. Ảnh: Đình Tuân
Chàm là dạng cây bụi cao khoảng 0,5-2 mét. Nó có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, phụ thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Nó có các lá kép lông chim lẻ với 7-15 lá chét tròn màu lục nhạt. Ảnh: Đình Tuân
Chàm là dạng cây bụi cao khoảng 0,5-2 mét. Nó có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, phụ thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Nó có các lá kép lông chim lẻ với 7-15 lá chét tròn màu lục nhạt. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi hái trên rừng về sẽ được rửa sạch và cho vào chum ngâm với nước lã 2 ngày 2 đêm. Sau đó kiểm tra xem là chàm đã sủi bọt, khi đã thấy sủi bọt thì vắt hết cuộng và lá vứt đi, để lại phần nước chàm. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi hái trên rừng về sẽ được rửa sạch và cho vào chum ngâm với nước lã 2 ngày 2 đêm. Sau đó kiểm tra xem là chàm đã sủi bọt, khi đã thấy sủi bọt thì vắt hết cuộng và lá vứt đi, để lại phần nước chàm. Ảnh: Đình Tuân
Khi đã vượt hết lá và cuống sẽ hoàn nước vôi trộn lẫn với nước chàm khấy đều để bọt sủi đều, tạo men cho chàm. Tiếp tục ngâm thêm 1 ngày  sau gạn hết phần nước trong bên trên của chum chàm, chỉ để lại phần đặc ở bên dưới. Ảnh: Đình Tuân
Khi đã bỏ hết lá và cuống, hoà nước vôi trộn lẫn với nước chàm khấy đều để bọt sủi đều, tạo men cho chàm. Tiếp tục ngâm thêm 1 ngày, sau gạn hết phần nước trong bên trên của chum chàm, chỉ để lại phần đặc ở bên dưới. Ảnh: Đình Tuân
Tiếp tục lấy gáo múc phần đặc ở bên dưới hòa vào chùm nước chàm đã được ngâm từ nhiều năm trước để nhuộm. Ảnh: Đình Tuân
Tiếp tục lấy gáo múc phần đặc ở bên dưới hòa vào chùm nước chàm đã được ngâm từ nhiều năm trước để nhuộm. Ảnh: Đình Tuân
Công việc chuẩn bị đã xong sẽ tiến hành nhuộm. Người ta thả vải vào chum chàm. Ảnh: Đình Tuân
Công việc chuẩn bị đã xong sẽ tiến hành nhuộm. Người ta thả sản phẩm (vải, áo, quần, váy...) vào chum chàm. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi ngâm nhuộm xong sẽ đưa ra giặt, giặt xong đưa ra phơi nắng khi nào khô sẽ tiếp tục nhuộm, nhuộm khi nào thấy đen và ưng ý người nhuộm thì khi đó mới thôi. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi ngâm nhuộm xong sẽ đưa ra giặt, giặt xong đưa ra phơi nắng khi nào khô sẽ tiếp tục nhuộm, nhuộm khi nào thấy đen và ưng ý người nhuộm thì khi đó mới thôi. Ảnh: Đình Tuân
Đây là thân của một chiếc váy khi chưa nhuộm. Ảnh: Đình Tuân
Đây là thân của một chiếc váy khi chưa nhuộm. Ảnh: Đình Tuân
Và đây là đã được nhuộm xong. Ảnh: Đình Tuân
Và đây là đã được nhuộm xong. Ảnh: Đình Tuân
Bà Liên cho biết “ Nhuộn vải bằng cây chàm cũng không khó lắm, căn bản là người nhuộm phải biết pha chế và nắm rõ nguyên tắc để khi sử dụng sẽ không bị phai màu”. Ảnh: Đình Tuân
Bà Liên cho biết: “Nhuộm vải bằng cây chàm cũng không khó lắm, căn bản là người nhuộm phải biết pha chế và nắm rõ nguyên tắc để khi sử dụng sẽ không bị phai màu”. Ảnh: Đình Tuân
Các sản phẩm váy, áo chủ yếu được làm bằng thủ công, nguyên liệu được lấy từ tự nhiên rất an toàn, bền đẹp khi sử dụng. Ảnh: Đình Tuân
Các sản phẩm váy, áo chủ yếu được làm bằng thủ công, nguyên liệu được lấy từ tự nhiên rất an toàn, bền đẹp khi sử dụng. Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Xem người Thái Nghệ An hái lá, nhuộm vải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO