Xóa tư tưởng muốn nghèo để thụ hưởng chính sách

(Baonghean) - Vì sao kết quả giảm nghèo vẫn chưa được như mong muốn? Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, song bao trùm lên các nguyên nhân chính là yếu tố con người. Qua giám sát của Thường trực HĐND tỉnh cho thấy, thực trạng không chỉ một bộ phận người nghèo, mà còn có cả những thôn, bản, xã… muốn được nghèo để thụ hưởng chính sách. 

» Bất cập về mô hình làm ăn và khâu đào tạo nghề
 

Xã nghèo không muốn… thoát nghèo

Quá trình giám sát ở các địa phương miền núi cao, đồng bằng và đồng bằng ven biển trên địa bàn tỉnh của Thường trực HĐND tỉnh cho thấy, hầu như tất cả các báo cáo đánh giá của các địa phương cấp xã, huyện đều chỉ rõ nguyên nhân, hạn chế là một bộ phận người nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Theo phân loại của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì toàn tỉnh có hơn 7.478 hộ thuộc các đối tượng bảo trợ xã hội của tỉnh, chiếm hơn 9,33% so với số hộ nghèo. Các đối tượng này là những người tàn tật, trẻ em mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa,... thiếu sức lao động nên khó thoát nghèo.

Nhưng cũng có đến khoảng 65% là hộ nghèo còn nằm trong độ tuổi lao động, song tại sao họ vẫn nghèo là điều phải suy nghĩ, trăn trở. 

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền trao đổi với gia đình chị La Thị Dung là hộ tái nghèo tại bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn). Ảnh: Thành Duy
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền trao đổi với gia đình chị La Thị Dung là hộ tái nghèo tại bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn). Ảnh: Thành Duy

Thống kê ra các chính sách mà người nghèo hiện nay được thụ hưởng để lý giải một phần nguyên nhân cho thực trạng trên. Về các chính sách chung, người nghèo hiện đang được hưởng tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, đào tạo nghề, trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, huyện nghèo, hộ nghèo còn được thụ hưởng các dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững gồm: Chương trình 30a, Chương trình 135, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; chính sách của tỉnh hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo 30% trở lên và nguồn hỗ trợ từ xã hội hóa.

Có thể nói, việc thiết kế, ban hành các chính sách này là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách”, sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cho người nghèo, địa phương nghèo. 

Thông qua các chính sách này, nhiều người nghèo đã vươn lên thoát nghèo, nhưng có một thực tế là một bộ phận người nghèo lại vin vào các chính sách này để không muốn thoát nghèo, thậm chí có tâm lý trông chờ, ỷ lại một cách nặng nề nhằm được thụ hưởng chính sách. Tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người nghèo không phải đến bây giờ mới được đề cập, mà đây đã là vấn đề làm đau đầu của những nhà hoạch định, ban hành và cả thi hành chính sách.

Đề cập đến thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, ông Lang Văn Minh ví chính sách giảm nghèo hiện nay như “xòe bàn tay” mà không có trọng tâm, trọng điểm. Để giảm nghèo một cách bền vững thì trước hết phải phân loại chính xác các hộ nghèo: Đối với các hộ già cả không nơi nương tựa hoặc hộ không có sức lao động thì Nhà nước xác định đây là các hộ cần được bảo trợ; đối với những hộ tích cực lao động, mong muốn tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các điều kiện sản xuất khác để thoát nghèo thì cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích.

Tránh tình trạng cứ cho không vì thực tế đơn cử có hộ được cấp cho con bê để chăm sóc có điều kiện thoát nghèo, nhưng khi trong nhà có người chết thì đem làm thịt để cúng tế. 

Đồng tình với tồn tại này, nhưng một số thành viên đoàn giám sát của HĐND tỉnh cho rằng đánh giá như vậy vẫn chưa thỏa đáng. Từ số liệu thực tế, mặc dù nguồn đầu tư, hỗ trợ để giảm nghèo lớn, nhưng chỉ có 4 xã, 25 thôn bản ra khỏi Chương trình 135 giai đoạn 2011- 2016, song ngược lại danh sách số xã thuộc Chương trình 135 lại được tiếp tục bổ sung thêm 1 xã.

Bên cạnh đó còn có thực trạng cán bộ cũng đang muốn xã nghèo, huyện nghèo để hưởng chế độ. Như thế còn tồn tại tâm lý không chỉ người dân mà ngay cả thôn, bản, xã, thậm chí huyện cũng chưa muốn thoát nghèo...

Cần đánh giá đúng thực trạng 

Như vậy, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người nghèo và cả cán bộ một số địa phương cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững. Tại cuộc giám sát của Thường trực HĐND tỉnh ở huyện Kỳ Sơn, ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện này cho hay, mỗi năm địa phương có khoảng 1.000 học sinh tốt nghiệp cấp 3 và cấp 2, nhưng không tiếp tục học lên rất cần giải quyết việc làm.

Ông Hoàng đã trực tiếp làm việc với Trường Cao đẳng GTVT miền Trung và Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng ở TP. Vinh để tuyển sinh đào tạo nghề cho thanh niên địa phương. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất chính là trở ngại về tâm lý, tư duy, rằng liệu những thanh niên này có muốn được học nghề, có nghề để thoát nghèo hay không; hay nhập học rồi lại bỏ về?.

“Cốt lõi nhất để làm sao cho họ tự đi học, tự nguyện để phát triển kinh tế, nếu bằng một quyết định hành chính để "ép" họ thì không bền”, ông Hoàng nói và cho biết thêm, Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn xác định việc tuyên truyền, tư vấn để thay đổi nhận thức là vấn đề cốt lõi để phát huy nội lực nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.

Địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền đến tận bản về các nội dung hướng nghiệp, dạy nghề. Lãnh đạo huyện cũng đã giao phòng GD&ĐT giao cho giáo viên chủ nhiệm tư vấn học nghề cho học sinh.

Đồng tình với giải pháp trên, ông Vương Quang Minh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho rằng, trong các giải pháp giảm nghèo thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm tạo bước chuyển về nhận thức, từ bỏ tâm lý “bám” vào chính sách trong cán bộ và nhân dân, phải có ý chí vươn lên thoát nghèo khi bản thân có sức lao động, khi điều kiện tự nhiên và xã hội không quá khó khăn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Châu Thuận (Quỳ Châu) hướng dẫn người dân sử dụng thuốc. Ảnh: Thành Duy
Cán bộ Trạm Y tế xã Châu Thuận (Quỳ Châu) hướng dẫn người dân sử dụng thuốc. Ảnh: Thành Duy

Ông Nguyễn Bằng Toàn - Giám đốc Sở LĐ - TB&XH cho biết: Ở Kỳ Sơn có trường hợp con cái khá giả nhưng tách khẩu để bố mẹ vào các bản khó khăn nhằm hưởng chính sách hộ nghèo. Hay như quá trình rà soát các thôn, bản diện hưởng Chương trình 135 vừa qua, có những lãnh đạo xã, huyện tiếp cận, trao đổi để thôn, bản, xã được vào Chương trình 135.

“Không chỉ Sở LĐ-TB&XH mà cả hệ thống chính trị phải kiên quyết đánh giá đúng thực trạng các địa phương. Vì trước nay tỉnh chủ yếu định hướng, ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, còn tổ chức thực hiện vẫn là huyện, xã, thôn, bản, gia đình”, ông Toàn nhấn mạnh.

Ở chừng mực nào đó, nguyên nhân của tâm lý “thích được nghèo” của lãnh đạo một số địa phương, theo chúng tôi còn do mức độ nguồn lực đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu… nên chưa tạo được cú hích thực sự mạnh mẽ cho địa phương đó. Điều này sinh ra hiệu ứng ngược là nhiều thôn bản, thậm chí là xã “phấn đấu” được nghèo để tận dụng chính sách.

Do đó, cần có cách tiếp cận phù hợp hơn trong phân bổ nguồn lực, không dàn trải; đồng thời gắn với việc giao trách nhiệm, tiêu chí đánh giá thi đua của từng địa phương để giảm nghèo thực sự nhanh và quan trọng hơn là bền vững, dứt điểm; người nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo… có thể tự tin trên con đường phát triển, không bị “hụt hơi” khi không còn nguồn lực giảm nghèo tiếp sức. 

(Còn nữa)

Thành Duy - Mai Hoa

tin mới

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.