Xót thương cụ bà gần 90 tuổi, nuôi con trai bị tâm thần

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà chỉ có hai mẹ con, người mẹ già đã 87 tuổi đang chăm nuôi người con bị bệnh, suốt ngày phải xích tay vào giường. Đó là hoàn cảnh éo le của cụ Trần Thị Dung ở xóm 9, xã Đà Sơn (Đô Lương).

Trong căn nhà cũ nát, xiêu vẹo, một chiếc giường gỗ kê sát tường đầu hồi, anh Trần Văn Sơn (42 tuổi), con trai cụ trùm chăn kín mít, một tay bị xích vào chân giường, trong nhà mọi thứ gần như trống trơn. Cụ kéo tấm chăn, người con trai nằm vô hồn. Ngồi xuống bên con trai, cụ buồn rầu kể về cuộc đời mình.

Hồi trẻ, lấy chồng mãi nhưng không sinh được con, cụ đi thêm bước nữa, kết hôn cùng ông Trần Văn Chất - một cựu chiến binh vừa giải ngũ về quê. Lúc sinh được người con trai đầu lòng, hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ, những tưởng cuộc đời đã mỉm cười với duyên phận muộn mằn, có đứa con trai để nương nhờ lúc về già. Nào ngờ không lâu sau đó tai họa đã liên tiếp giáng xuống gia đình cụ.

m
Cụ Trần Thị Dung đang xếp những viên gạch dằn lại tấm bạt che trước thềm, để nắng mưa đỡ hắt vô nhà.

Đầu tiên là việc ông Chất phát bệnh thần kinh, thường chạy khắp làng bãi, kêu gào, ra sông đào cát làm hầm trú ẩn… Ông Chất nhập ngũ từ thời chống Pháp, tham gia chiến đấu chống Mỹ trên chiến trường miền Nam, từng bị giặc bắt, tù đày. Nhiều người cho rằng ông bị sang chấn tâm lý, rối loạn thần kinh do ảnh hưởng của chiến tranh, của chất độc da cam. Bệnh tình như vậy kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến suy kiệt thể xác, năm 2001 thì ông mất.

Người con duy nhất của cụ là anh Trần Văn Sơn, sau khi học xong cấp II thì đi làm ăn xa ở miền Nam. Nghe tin cha mất anh về quê chịu tang. Nhưng đau lòng hơn là ngay sau đó, anh lại phát bệnh tương tự giống cha mình, bỏ nhà đi thang thang, kêu gào, phá phách, chặn xe qua đường…

Gia đình, người thân đã đưa anh Sơn đi bệnh viện chữa trị nhiều lần nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Từ một thanh niên khỏe mạnh, anh Sơn bỗng chốc trở thành một người điên dại, ngớ ngẩn không còn nhận thức được xung quanh. Khi lên cơn, anh quăng hết mọi thứ trong nhà kể cả trên bàn thờ, lôi hết sổ sách, giấy tờ, huân chương của cha ra đốt; trèo lên nhà dỡ hết ngói ném xuống sân… những lúc như thế, trừ anh em họ hàng, không ai dám đến gần.

Cụ Dung bên người con trai bệnh tật
Cụ Dung bên người con trai 42 tuổi bệnh tật của mình.

5 năm trở lại nay, người thân cụ Dung bắt buộc phải xích tay anh Sơn ở trong nhà. Hàng ngày, anh nằm co quắp trên giường, lúc im lặng, lúc gào thét làm náo loạn cả láng giềng.  Đến bữa ăn, anh em gần nhà sẽ đưa thức ăn sang cho cụ Dung, cụ tự mày mò nấu cơm. Ngày trước anh Sơn còn tự xúc ăn được, nay cụ Dung vừa ăn, vừa phải đút cơm cho con trai. Lúc tắm rửa thì anh em trong họ sẽ đến mở xích, dọa nạt, quát tháo mới đưa được anh Sơn ra giếng.

Xúc cơm nguội trong nồi ra ăn tối, cụ Dung nghẹn ngào: “Tưởng sinh con để nhờ, ai ngờ sau khi ông Chất chết, con ông lại bị bệnh như ri. Nhà tui vô phúc quá, nhưng cũng biết mần răng”. Bản thân cụ Dung đã già yếu, đi đứng không vững, chăm sóc bản thân đã khó, lại còn lo cho con trai bệnh tật, trông tình cảnh của cụ thật xót xa.

Ông Nguyễn Viết Hồng, xóm trưởng xóm 9 chia sẻ: “Hộ cụ Dung là hộ dân có hoàn cảnh éo le nhất xóm. Mấy chục năm qua, hết lo cho chồng, lại đến lượt lo cho con. Trong nhà không còn ai để nương nhờ. Chính quyền địa phương, bà con chòm xóm tuy cũng quan tâm, giúp đỡ ít nhiều nhưng không thể làm vơi đi nỗi khổ đau của gia đình cụ.

Rời ngôi nhà nhỏ bên quốc lộ 46, chia tay cụ Dung trong bóng chiều nhá nhem, hình ảnh người mẹ già thần thờ ngồi nhìn đứa con bệnh tật, vô thần, vẫn còn day dứt mãi trong lòng chúng tôi.

Hoàn cảnh đáng thương của cụ Dung rất cần sự sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng, giúp gia đình cụ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống./.

                                               Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.