Xử lý học sinh vi phạm trong trường bằng luật nào?

Nhà trường có một thứ luật vĩ đại có thể làm thay đổi hành vi của đứa trẻ chứ không chỉ là khống chế đứa trẻ, đó là Luật của trái tim.
 
Ở những thế kỷ trước, khi một phụ nữ không chồng mà chửa sẽ bị cả thế giới lên án. Có nơi người ta ném đá cho cả mẹ và con cùng chết thảm. Còn ở ta thì gọt đầu bôi vôi dắt đi bêu xấu cùng làng cùng hẻm.

Vì những điều lệ kinh khủng này mà phần nào đã hạn chế những tình huống như vậy diễn ra. Tuy nhiên đó là câu chuyện của những ngày đã cũ.

Ngày nay, những phụ nữ không chồng mà có con được gọi là “mẹ đơn thân”. Trong một giới hạn nào đó họ nhận được ánh mắt cảm thông hoặc ngưỡng mộ sự kiên cường vì đã dám sống độc lập và vượt lên định kiến. Nếu ai đó chửi bới họ sẽ bị mọi người nhìn như một kẻ cổ lổ sĩ hoặc hà khắc, ích kỷ.
 
Như vậy, có thể thấy những cách hành xử, những quy luật, quy định về phạm trù đạo đức đã thay đổi để thích nghi với cái mới và nó đầy tính nhân văn, đúng nghĩa con người.

Thế nhưng trong nhà trường ngày nay vẫn có những bản nội quy, quy định được viết mới dựa trên những tiêu chí từ thế kỷ trước. Sáng nay đi ngang một ngôi trường nghe đọc quyết định kỷ luật học sinh, thấy họ đã cẩn thận tra cứu để thêm vào quyết định cả chục cái “căn cứ”. Xét theo luật, họ toàn quyền đưa một học sinh dùng bạo lực với bạn hoặc lười học, trốn học ra đứng dưới cờ, trước hàng ngàn người. Tuy nhiên cách làm này khiến tôi và nhiều nhà giáo khác rùng mình sợ hãi.

Vì sao con người lại thô bạo với con người? Đó là vì họ đã học cách thô bạo ấy từ gia đình, xã hội, bạn bè và có thể là cả từ thầy cô. Cách chúng ta đưa học sinh ra kỷ luật trước cờ có làm đứa trẻ ngoan hơn không? Nếu là 50 năm trước tôi nghĩ là đứa trẻ ấy sẽ trở nên lỳ lợm hơn nhưng những đứa trẻ chứng kiến có thể sẽ sợ và ngoan hơn.

Còn bây giờ thì sao? Kể cả em bị kỷ luật lẫn những em chứng kiến đều không vì thế mà ngoan hơn. Các em sẽ cảm nhận ngôi trường của mình thiếu an toàn. Thầy cô của mình là công an, cảnh sát và trường học như trại giam bởi chúng bị buộc phải mỗi ngày vào đó.

Mỗi ngày ở hàng trăm nghìn ngôi trường có rất nhiều đứa trẻ đang bị xử lý kỷ luật bằng những hình phạt có từ thế kỷ trước mà khoa học đã chứng minh sự sai phạm về mặt sư phạm giáo dục. Thiết nghĩ thay đổi giáo dục cần thay đổi đồng bộ cả cách ta đánh giá thành tích, thành tựu cũng như sai phạm. Cách xử lý sai phạm phải hướng tới việc điều chỉnh hành vi hơn là trừng phạt. Nếu chúng ta “thải” ra xã hội những “sản phẩm” lỗi do sự bất lực của chúng ta thì nơi nào sẽ là nơi phù hợp với đứa trẻ?

Tôi mơ ước có ai đó đủ thẩm quyền để cầm cân nảy mực, xem lại toàn bộ quy định về xử lý học sinh trong trường học đậm tính sư phạm. Rõ ràng nhà trường có một thứ luật vĩ đại có thể làm thay đổi hành vi của đứa trẻ chứ không chỉ là khống chế đứa trẻ, đó là LUẬT CỦA TRÁI TIM!

Theo PLO

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.