Xử trí đau bắp tay sau tiêm vaccine Covid-19

Theo Lê Phương (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Không massage hay chà xát vết tiêm, nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý để thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể cũng như giúp vaccine sớm phát huy hiệu quả.

Sau tiêm vaccine, đặc biệt là vaccine ngừa Covid-19, mọi người có thể gặp các phản ứng như chóng mặt, sốt, đau nhức bắp tay, nhức bả vai... Trong đó, đau nhức bắp tay, bả vai là hiện tượng phổ biến.

Bác sĩ Paul D’Alfonso (chuyên gia trị liệu Phòng khám Maple Healthcare) cho biết, đau bắp tay sau tiêm vaccine là phản ứng phụ thường gặp, với tên viết tắt là SIRVA. Hiện tượng này xảy ra khi vaccine không được tiêm vào cơ bắp mà tiêm vào vùng gân bao tay dưới cơ, khiến các mô bị kích thích và viêm. Nguyên nhân do người tiêm đưa kim vào quá sâu hoặc gân bao tay của người được tiêm quá nông, nên khi kim tiêm được đưa vào sẽ dễ đâm lấn vào vùng này, gây tổn thương.

Theo bác sĩ Paul, một số nghiên cứu chỉ ra hiện tượng này phổ biến ở những người trong độ tuổi 40-60, đặc biệt là nữ giới, có bệnh nền như tiểu đường type một và rối loạn tuyến giáp.

"Chú ý nếu cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng nguy hiểm hơn như nổi ban đỏ, phù mí mắt, khó thở, tiêu chảy liên tục, tăng huyết áp... nên liên hệ y tế để được giúp đỡ", bác sĩ khuyến cáo. Một số trường hợp đau bắp tay nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống.

Để điều trị chứng đau bắp tay sau tiêm vaccine, có thể giảm đau bằng cách thuốc chống viêm không steroid, tiêm cortisone giảm đau tại vùng vai, hoặc giảm đau không dùng thuốc - không xâm lấn bằng vật lý trị liệu, giãn cơ. Trong đó, phương pháp được ưu tiên là dạng điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu như giảm đau viêm bằng sóng siêu âm, chạy điện, kết hợp trị liệu giãn cơ để phục hồi chức năng cơ và nâng tầm vận động.    

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.