Xuân Nhâm Dần đọc lại 'Lời con hổ ở vườn bách thú'

(Baonghean.vn) - Tôi thích đọc “Nhớ rừng” của Thế Lữ bắt đầu từ lời đề từ: “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Đây là kiểu nói mà không nói. Một thông báo thoạt xem có vẻ thản nhiên, vô cảm nhưng bên trong chứa đựng một xúc cảm mãnh liệt về nỗi hờn của “hổ lạc khỏi rừng”!
Xuân Nhâm Dần đọc lại 'Lời con hổ  ở vườn bách thú' ảnh 1
Nhà thơ Thế Lữ (1907 - 1989)
Dường như tất cả các thông điệp về nỗi căm hờn đã được thể hiện một cách cô đúc, khái quát và đau đớn nhất trong lời đề từ trên, nên tôi thực sự không muốn dành nhiều chú ý cho những diễn giải có tính chất kể, tả hay lập luận về nỗi buồn giận, hờn căm sau đó. Tôi muốn dành sự chú ý nhiều hơn cho sự xuất hiện trùng trùng hệ thống hình ảnh thể hiện nỗi hoài nhớ rừng bằng, và trong sự đối lập các trạng thái không gian.
Hiển nhiên, không cần nói nhiều, thì ai cũng hiểu rằng, sự đối lập ở đây chính là sự đối lập giữa một bên là cảnh huy hoàng tự do của chúa sơn lâm trong ngày tháng cũ, và một bên là khung cảnh mà chắc chắn nó đã phải ngấy đến tận cổ mới có thể kết luận một cách chua xót rằng, đấy là “những cảnh sửa sang tầm thường giả dối”. Hai chữ “tầm thường” biểu tỏ thái độ khinh bỉ, ngân vang một ý chí của chủ nghĩa lãng mạn mà Thế Lữ thuộc số người tiên phong ở Việt Nam, bởi từ gốc rễ ban đầu, sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn chính là một phản ứng của tầng lớp thanh niên trước cái tầm thường, chật chội và nhạt của cuộc sống mà họ đang chịu đựng.
Theo cách nhìn của lý thuyết thi pháp học, hai không gian được mô tả ở đây thuộc hai phạm trù không gian đóng và không gian mở. Không gian đóng là tầng tầng, lớp lớp trùng vi vây bủa số phận của nạn nhân. Trước hết, đó là không gian cũi sắt. Dĩ nhiên, trước hết, nó là một hình ảnh thực tế và trong một bối cảnh khác, nó thực sự phi thơ. Nhưng ở đây, từ cái phi thơ ấy, tính thơ được thể hiện một cách da diết mà nếu ai từng đến vườn bách thú ngắm nhìn những con hổ lành hiền trong tình thế bị tước hết giá trị và liên tưởng tới tâm trạng của những kẻ mà tự do bị tước đoạt thì mới ngấm thấu. Đấy là một thứ tâm trạng phổ quát của tầng lớp thanh niên trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Có vẻ như rộng rãi hơn một chút, thông thoáng hơn một chút là khung cảnh vườn bách thú. Ấy là cảm nhận có được từ cái nhìn bên ngoài. 
Nhưng tiếc thay cảnh ấy, người ấy lại được miêu tả bằng cách thi triển cái nhìn từ bên trong, từ chiều sâu của sự tuyệt vọng và căm phẫn, và là của một kẻ luôn ý thức được giá trị và đẳng cấp cũng như tình thế hiện tại của mình. Cảnh đó là “Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng/ Len dưới nách những mô gò thấp kém/ Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm/ Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu/ Của chốn ngàn năm cao cả âm u”.
Đúng là cảnh rất bé mọn và dở hơi. Điều đáng chú ý là những thứ đó nó chỉ dừng lại ở mức độ tội nghiệp, thậm chí, bình thường, nếu nó tự đứng tách ra một mình, tự biết lấy mình. Nhưng khi đã “học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn ngàn năm cao cả âm u” thì nó trở nên thảm hại. Đấy là kết quả của cái nhìn mang tính ý hướng của chủ thể - con hổ hóa trang trong bài thơ – nếu nói theo tinh thần triết học, hiện tượng học.
Sự thảm hại của “những cảnh sửa sang tầm thường giả dối” kia bị đẩy đến tận cùng khi trong bài thơ xuất hiện khung cảnh hùng vĩ, tráng liệt của “cảnh rừng ghê gớm” trong một không gian mở. Đến đây thì người đọc được thưởng ngoạn một tuyệt bút thi - họa của Thế Lữ. Từ cái nhìn của chúa tể, kẻ ngự trị rừng già, từng chi tiết sắc màu nối nhau tạo nên một bức tuyệt họa về cái phi thường. Dường như đây là khoảnh khắc quan trọng và cảm động trong những hồi ức của con hổ.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
 

Bốn mảnh ghép của bức tứ bình (chứ không hẳn là bốn bức tranh tứ bình như người ta thường quan niệm) thể hiện bốn thời khắc quan trọng của một ngày trong đời sống của chúa sơn lâm. Có sự xen phối cảm xúc, cảm giác như một sự tuần hoàn từ vẻ đẹp đắm say đến vẻ đẹp dữ dội, từ tâm thế của kẻ thưởng thức đến tâm thế của kẻ ngự trị và chiếm đoạt. Tính chất dữ dằn vì thế tăng dần trong từng nội dung câu hỏi rất có ý nghĩa tu từ.

Nếu trong các bức tứ bình của người xưa, người đọc chỉ có thể mô tả được sự lắp ghép của các phạm trù đức hạnh hoặc bốn mùa... trong tính chất quy phạm phần nào khô cứng (tùng, trúc, cúc, mai; xuân, hạ, thu, đông; ngư, tiều, canh, mục…) thì ở bức tứ bình của Thế Lữ, người ta có thể thấy được những chuyển động vi tế của các gam màu để từ đó có thể cảm nhận được những chuyển động vi tế của tâm trạng, và chính vì vậy, nên tính chất liên hoàn họa trở nên rất rõ ràng. 

Trong bức tranh ấy, người ta có thể thấy được kiểu sắc màu biểu trưng cho sự cao quý (đêm vàng), kiểu sắc màu của thế tục xanh non (cây xanh nắng gội), kiểu sắc màu của những biến động dữ dội (mưa chuyển bốn phương ngàn, giang san đổi mới), kiểu sắc màu của đời sống thanh bình (tiếng chim ca, giấc ngủ tưng bừng). Tất cả đều thấm đẫm tinh thần của chủ nghĩa lãng mạn. Liên cuối của bức tứ bình vẫn trong sự chuyển động ấy của sắc màu, nhưng chợt gắt lên một thứ màu “bạo chúa” - màu máu. Dường như chạm vào những nỗi niềm từ sâu thẳm một trái tim nhuốm máu, cảnh rừng ấy được vẽ nên bằng gam màu phi thường, rợn ngợp. Hình như có một cuộc chiến tàn khốc diễn ra ở đây, giữa một bên là chúa sơn lâm với một bên là mặt trời - một trong những vị thần có quyền năng vô hạn trong vũ trụ bao la. Và chiến thắng dĩ nhiên thuộc về chúa tể rừng xanh khi nhấm nháp thời khắc “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Đương nhiên, bài thơ đã sử dụng một hiện tượng thiên nhiên rất thường gặp, ấy là khi hoàng hôn buông, mặt trời rơi xuống thì sắc chiều ánh lên màu đỏ rợn ngợp. Điều quan trọng là con hổ kia đã biết chớp lấy khoảnh khắc ấy để thể hiện một mặt là tư cách đế vương hoang dã của mình, một mặt là nỗi căm hờn bị tước đoạt mọi giá trị - bi kịch của kẻ chuyên tước đoạt. Chuyển động của sắc màu trong bức tứ bình kết thúc trong đỉnh điểm của những sầu hận.
Bằng cách mở ra hai không gian đối lập đóng - mở và việc sử dụng một cách tinh tế bức tứ bình tráng liệt của thiên nhiên hoang dã cũng trong thế đối lập với gam màu ngưng tụ, ảm đạm của “những cảnh sửa sang tầm thường giả dối”, Thế Lữ, với bài thơ được viết năm 1936, thuộc hàng tiên phong của thơ Mới lãng mạn, trở thành người tiên phong đại diện cho thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ phát biểu những suy tư của mình về tình thế làm người. Đây chính là một kiểu tâm trạng phổ quát mà về sau sẽ được thể hiện một cách da diết, rộn ràng trong cả ngàn bài thơ của hàng trăm tác giả giai đoạn 1932 - 1945.

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.