Xứng đáng là điểm sáng về giáo dục phổ thông

(Baonghean) - Trường THPT Quỳnh Lưu III (huyện Quỳnh Lưu) tiền thân là một phân hiệu của Trường cấp 3 Quỳnh Lưu II, tách ra từ tháng 10/1974. Sau gần 1 năm tạm đóng trên địa bàn xã Quỳnh Bảng, ngày 5/9/1975, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh có Quyết định số 936/QĐ-UBND thành lập và trường chính thức chuyển về đóng tại xã Quỳnh Lương cho đến nay.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Quỳnh Lưu III (từ đây gọi tắt là Trường Quỳnh Lưu III) đã trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy, góp phần tích cực vào nâng cao dân trí và phát triển sự nghiệp giáo dục bậc phổ thông cho các xã ven biển Quỳnh Lưu. 
Nhớ lại những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất ban đầu của Trường vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Toàn trường chỉ có 3 dãy nhà cấp 4 với 15 lớp học, do người dân trong vùng tự nguyện đóng góp vật liệu, dựng tạm trên một một vùng cát trắng còn khá hoang sơ. Thế nhưng, với nỗ lực đầy nhiệt huyết của tập thể giáo viên mà đứng đầu là thầy Hiệu trưởng Hoàng Văn Tiếp, thầy và trò nhà trường đã vượt qua muôn vàn khó khăn, vừa xây trường dựng lớp, vừa làm nhiệm vụ giảng dạy. Khóa học đầu tiên năm 1975 - 1976, có 149 học sinh tốt nghiệp trong niềm vui sướng của thầy cô và nhân dân. Từ đó đến nay, trải qua 40 khóa học, hơn 15.000 học sinh đã tốt nghiệp ra trường, trong đó trên 5.000 người bước tiếp con đường học vấn hoặc bay đi khắp mọi miền của Tổ quốc để lập thân, lập nghiệp.
Trường Quỳnh Lưu III giờ tan trường.
Trường Quỳnh Lưu III giờ tan trường.
Trường Quỳnh Lưu III tuyển sinh con em các xã ven biển vùng Bãi Ngang của huyện Quỳnh Lưu thời bấy giờ, từ các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương đến các xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Tiến đến các xã phía trên như Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên, Quỳnh Thanh hay các An Hoà, Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Sơn Hải và Quỳnh Thọ.
Trải nhiều khó khăn, trong đó, giai đoạn khó khăn nhất là từ năm 1990 - 1993, quy mô trường lớp bị thu hẹp chỉ còn 10 lớp với 378 học sinh nên trường đứng trước nguy cơ phải sáp nhập với trường cấp 2 để tồn tại; nhưng, nhờ tinh thần đoàn kết và vượt khó, các thầy cô nhà trường vẫn kiên cường bám trụ, giữ vững được phong trào thi đua dạy và học và đưa trường từng bước đi lên; quy mô đào tạo của trường tăng dần lên 20 lớp và sau đó là 32 lớp; đội ngũ giáo viên được bổ sung mới có chất lượng hơn. Thời điểm phát triển nhất, Trường Quỳnh Lưu III có số học sinh đông nhất nhì huyện, sỹ số trên 2.000 học sinh với 47 lớp học (hiện nay Trường ổn định với 39 lớp và 1.500 học sinh). 
Việc ổn định quy mô trường lớp là điều kiện để trường tiến hành nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy mạnh các mặt thi đua. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn đạt từ 95-100%, số học sinh giỏi và thi đậu vào các trường đại học tăng vượt bậc so với trước đây. Đặc biệt, từ năm 2000 lại đây, trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp, bộ máy quản lý của trường tiếp tục được hoàn thiện để một mặt giữ vững các thành tích đã đạt được; mặt khác thúc đẩy các phong trào thi đua dạy và học đi lên.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được bổ sung và tăng cường hơn về chất lượng, trình độ chuyên môn. Từ 38 thầy cô buổi ban đầu, nay nhà trường đã có đội ngũ cán bộ giáo viên gần 100 người, trong đó 18 thầy cô có trình độ thạc sĩ, có 14 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có 2 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh và 14 sáng kiến kinh nghiệm bậc 4, 15 chiến sỹ thi đua cơ sở. Nhiều giáo viên của trường qua quá trình rèn luyện đã mau chóng trưởng thành và từng bước được đề bạt vào bộ máy quản lý.
Tập thể giáo viên Trường Quỳnh Lưu III.	Ảnh: P.V
Tập thể giáo viên Trường Quỳnh Lưu III. Ảnh: P.V
Cùng với trang bị kiến thức, để các em thích ứng với môi trường xã hội mới, trường còn chăm lo công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng ứng xử cho học sinh. Song song với đó nhà trường được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; từ những nhà cấp 4 tạm bợ, đến nay, trường đã có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ với 42 phòng học cao tầng, các phòng đa chức năng để tiến hành thực nghiệm, thực hành cho học sinh; phòng làm việc của Ban Giám hiệu, các đoàn thể và các tổ chuyên môn được bố trí đầy đủ, ngăn nắp; không gian khuôn viên trường luôn được đảm bảo an toàn sạch sẽ...
Khoảng 5 năm lại đây, trường có nhiều em đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh; số lượng học sinh đậu vào đại học không ngừng tăng lên và nhiều em có điểm thi đại học đạt điểm cao vào tốp 50 của cả nước; 5 năm liền trường có học sinh thi đỗ vào đại học và cao đẳng trên 45% năm 2015 học sinh giỏi lớp 11 của trường xếp vào tốp khá toàn tỉnh; cùng với đào tạo tri thức, ý thức kỷ luật và hạnh kiểm của học sinh dần dần được nâng lên đáng kể.
Sự lớn mạnh của trường và trưởng thành của các em học sinh, công đầu thuộc về thế hệ các thầy cô giáo - những người đưa đò đã miệt mài, dành toàn bộ trí tuệ và tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Từ lứa giáo viên đầu tiên của thầy Hoàng Văn Tiếp, Vương Đình Lợi, Trần Huy Nguyên, Hồ Vĩnh Truyền, Hoàng Cường, Bùi Duy Trường, Chu Ngọc Dụ, cô Trịnh Tố Quyên, cô Bùi Thị Toàn… đến thế hệ giáo viên thứ 2 của những năm 1980 gồm thầy Hồ Sỹ Lý, Nguyễn Văn Quang, Hồ Sỹ Đặng, Trần Văn Tài, Trần Hải Dương, … và sau đó được bổ sung thêm như thầy Nguyễn Đình Phượng, Nguyễn Xuân Thiêm, Nguyễn Xuân Trinh, Trần Xuân Các, Cù Nguyên Long, Hồ Minh Tùng, Lê Văn Toàn, Hồ Thân Từ…
Các thầy cô đã vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, kiên trì dìu dắt các em, đưa thành tích trường đi lên. Trí tuệ và công sức của các thế hệ giáo viên đi trước đang được các giáo viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp bước, từng bước đưa sự nghiệp “trồng người” của Trường lên tầm cao mới, gặt hái nhiều thành công hơn. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, trong suốt chặng đường 40 năm, nhiều tập thể và giáo viên, cán bộ của trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng liên đoàn Lao động và UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. 
Trong số các học sinh của trường, có 4 người đã trở thành Phó Giáo sư, trên 20 người có học vị Tiến sỹ, Viện trưởng, Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập các báo, hàng trăm thạc sĩ; nhiều người là tổng giám đốc, giám đốc các tổng công ty, doanh nghiệp lớn; hàng ngàn người trở thành kỹ sư, cử nhân và nhiều người hiện là lãnh đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương… Tiêu biểu trong số đó anh Hoàng Văn Hải - PGS,TS, Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh - ĐH Quốc gia Hà Nội; anh Hồ Sỹ Tuấn - Đại tá, Anh hùng LLVT, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy tỉnh Nghệ An; anh Lê Xuân Sang - Tiến Sĩ, Viện phó Viện Kinh tế Việt Nam; anh Hồ Công Kỳ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam; anh Đậu Phi Thuần - Đại tá, Tiến sỹ, Phó Tổng giám đốc Công ty Lũng Lô (Bộ Quốc phòng); anh Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thiên Nam Sơn, Biên Hoà…
Điều đáng quý và trân trọng nhất, dù ở đâu và địa vị công tác nào, thế hệ các học sinh Quỳnh Lưu III đều một lòng hướng về mái trường thân yêu và mong trường ngày càng lớn mạnh; Nhà trường tiếp tục đào tạo những “lứa” học trò có chất lượng, đạt thành tích cao trong học tập để bổ sung vào thành tích nhà trường và góp phần làm rạng danh truyền thống hiếu học của con em quê hương xứ biển Quỳnh Lưu. 
Tự hào về chặng đường 40 năm, thầy và trò Trường Quỳnh Lưu III xác định sẽ đoàn kết và nỗ lực hơn nữa, tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường trở thành điểm sáng về giáo dục phổ thông của tỉnh và phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của trường lên một tầm cao mới; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào thời gian sớm nhất; xứng đáng với niềm tin yêu, gửi gắm của cấp ủy, chính quyền và sự đùm bọc của nhân dân địa phương.
Nguyễn Đình Phượng
(Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳnh Lưu III) 

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.