Xung đột leo thang: 2 tỷ người chết khi chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Pakistan nổ ra
Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có kho vũ khí hạt nhân phát triển nhanh nhất thế giới. Chiến đấu cơ Ấn Độ và Pakistan không chiến và ở dưới đất, hai bên không ngừng pháo kích, nã súng cối là những dấu hiệu nguy hiểm về một cuộc xung đột có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Căng thẳng leo thang chưa từng có, khi Pakistan đáp trả bằng đòn không kích và pháo kích vào lãnh thổ Ấn Độ. Cần phải lưu ý rằng các tiêm kích Mirage 2000 mà Ấn Độ sử dụng, đã được nâng cấp để mang theo vũ khí hạt nhân.
Lần đầu tiên kể từ năm 1971, hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ-Pakistan dùng không lực để tấn công nhau. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lại công khai không kích nhau.
Xác máy bay Ấn Độ nghi do bị Pakistan bắn rơi.
Các chuyên gia ước tính, Ấn Độ có 140 vũ khí hạt nhân còn với Pakistan là 150. Vũ khí hạt nhân của Paksitan mới dừng lại ở mức chiến thuật vì nước này không có tên lửa đạn đạo tầm xa như Ấn Độ.
Triết lý quân sự Pakistan nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn Ấn Độ mở các đợt tấn công thông thường và xâm lấn lãnh thổ Pakistan, theo National Interest. Điều này là dấu hiệu nguy hiểm vì các cường quốc như Nga, Mỹ thông thường chỉ dùng tới vũ khí hạt nhân nếu như bị đối phương dùng vũ khí hạt nhân tấn công trước.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng lên tiếng quan ngại. “Chúng tôi rất quan ngại về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật, được thiết kế để sử dụng trong các cuộc xung đột quy mô vừa và nhỏ. Điều này sẽ dẫn đến thảm họa hạt nhân lớn hơn nhiều cho cả khu vực”.