Xung quanh chuyện "chạy"công chức
(Baonghean) "Để chạy công chức, người ta phải mất không dưới 100 triệu đồng. Địa chỉ chạy là chỗ trưởng phòng Nội vụ các quận huyện...". Đó là phát biểu tường trình của ông Trần Trọng Dực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, tại phiên thảo luận của UBND thành phố ngày 7/12.
Nếu đấy chỉ là chuyện riêng của Hà Nội, hẳn chúng ta cũng không lạm bàn. Nhưng ngày 17/12, tại buổi công bố chỉ số hành chính, Phó Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc đã đề nghị thanh tra, kiểm tra thông tin về nạn chạy công chức không chỉở Hà nội mà còn ở cả các địa phương khác.
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ thanh tra ở nhiều địa phương, tập trung vào những địa phương có dư luận nổi cộm về chuyện này! Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng thừa nhận qua kiểm tra để phát hiện tiêu cực là rất khó! Kẻ nhận hối lộ thì tất nhiên sẽ chẳng bao giờ tự nói ra, người đưa hối lộđể chạy việc nếu khai ra, tất nhiên là sẽ "mất cả chì lẫn chài", và có thể phải đối diện với luật pháp nữa! Sống ở nước ta, ai cũng biết, muốn được việc này, việc nọ thì phải "chạy", nhưng không ai công khai công bố cái sự "chạy" việc đó ra nên mọi sự vẫn nằm trong dư luận vô hình. Ai nói hay viết rằng có hiện tượng tiêu cực này nọ mà không trình ra được thì cũng gay! Rất may là hiện nay, nhiều quan chức cũng đã đồng tình với việc chống tiêu cực nên không những không truy vấn chứng cứ bắt lý bắt lẽ kiểu như trước đây mà đã tìm biện pháp để cùng nhân dân chống lại hện tượng tiêu cực đó.
Ông Trần Trọng Dực nói, ông chưa đưa ra được chứng cứ cụ thể nhưng căn cứ vào dư luận nhân dân thì có hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức và có sự "chạy" việc với giá cả tiền nong hối lộ. Nhiều người nói, hiện nay người dân phải "chạy" rất nhiều thứ, từ việc đưa con vào nhà trẻ mẫu giáo, việc học hành, thi cử, việc ốm đau đi khám bệnh ở bệnh viện, việc giấy tờđất đai nhà cửa... thì cái việc đại sự ngành nghề tìm kiếm việc làm cho con cái người dân phải "chạy" là điều hiển nhiên.
Trong việc tuyển công chức, nhận người vào cơ quan không chỉ có việc "chạy" tiền, việc nhận hối lộ mà còn có cả sựđổi chác, anh nhận con cháu tôi vào cơ quan anh, tôi nhận con cháu anh vào cơ quan tôi! Ai cũng biết có nạn tiêu cực ấy nhưng làm sao để ngăn chặn? Có người đề xuất biện pháp thi lại, tuyển lại. Có người đề nghị mở trường hành chính thi tuyển công chức đàng hoàng, như một trường đại học chính quy để dễ thống nhất kiểm tra, kiểm soát đề phòng thi cử gian lận. Việc tuyển công chức không nghiêm cẩn không những gây nhiều hậu quả xấu trong mọi việc, từ quản lý hành chính đến các sai phạm khác trong kinh tế, xã hội mà còn làm mất lòng tin trong dân chúng về sự công minh sử dụng tài đức con người của chếđộ.
Theo chỉđạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì "Cải cách chếđộ công chức, công vụ là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013. Cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để thu hút nhân tài vào các cơ quan Nhà nước. Không để dư luận cho rằng thi công chức chỉđể lấy lệ, người ta chán ra không muốn thi nữa. Có người nói trong mỗi cơ quan hành chính hiện nay, có đến 30 cán bộ làm việc không hiệu quả, không cần thiết, nếu đi vắng cũng không sao! Vì vậy, ngành Nội vụ phải có giải pháp đối với thực trạng này".
Hy vọng, dưới sự chỉđạo của Phó Thủ tướng, đất nước ta dần dà sẽ bước qua hệ lụy tiêu cực do việc thi tuyển công chức thiếu minh bạch đưa lại, để sang năm chúng ta bước sang một thời kỳ mới nhiều kết quả tốt đẹp hơn!
Thạch Quỳ